Giới đầu tư thận trọng, phố Wall trái chiều

Giới đầu tư thận trọng, phố Wall trái chiều

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau kỳ nghỉ lễ kéo dài 3 ngày, phố Wall quay lại giao dịch với một phiên trái chiều trong ngày thứ Ba (16/2).

Thứ Ba, thị trường trường tiếp tục nhận được động lực từ gói kích thích kinh tế của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, số ca nhiễm Covid-19 hằng ngày giảm và tiến trình triển khai vắc-xin nhanh hơn.

Mỹ ghi nhận trung bình 85.798 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày trong tuần qua, giảm 41% so với mức trung bình hai tuần trước.

Theo dữ liệu thống kê của Đại học Johns Hopkins, hôm thứ Hai (15/2), tại Mỹ có hơn 52.000 trường hợp nhiễm mới được báo cáo, giảm từ 64.938 trường hợp một ngày trước đó, tuy nhiên dữ liệu có thể bị ảnh hưởng do giảm nhân sự vào cuối tuần và ngày lễ.

Tính đến ngày 16/2, tổng số trường hợp Covid-19 được xác nhận trên toàn cầu đã tăng lên hơn 109 triệu người, trong khi số người chết tăng trên 2,4 triệu.

Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức 1,30% từ mức 1,199% trong phiên ngày thứ Sáu và là mức cao nhất kể từ tháng 2/2020. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm cũng chạm mức cao nhất trong 1 năm. Giới phân tích nhận định, S&P 500 giảm điểm trong phiên khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng phản ảnh tâm lý lo lắng của giới đầu tư.

Sự gia tăng ổn định của lợi suất cho thấy chi phí đi vay ngày càng tăng và sự cạnh tranh lớn hơn giữa tài sản mang lại thu nhập cố định và không rủi ro so với cổ phiếu.

Nhiều người tin rằng, với việc chi phí đi vay đắt đỏ hơn, thị trường chứng khoán đang bay cao trở nên kém hấp dẫn hơn, đồng thời gây ra mối đe dọa đối với các lĩnh vực như công nghệ, vốn đang hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp.

Tuần này, các nhà đầu tư cũng sẽ tập trung vào các văn bản đến từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) diễn ra hồi tháng 1, nơi cơ quan này tái khẳng định cam kết duy trì lập trường chính sách ôn hòa.

Bên cạnh đó, thị trường cũng sẽ chờ đợi báo cáo kết quả kinh doanh đến từ Hilton Worldwide Holdings Inc., Hyatt Hotels Corp, Marriott International Inc., Norwegian Cruise Lines và TripAdvisor Inc., nhằm tìm kiếm tín hiệu khôi phục tìm kiếm tín hiệu hồi phục của ngành du lịch toàn cầu.

Kết thúc phiên 16/2, chỉ số Dow Jones tăng 63,82 điểm (+0,20%), lên 31.522,22 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,25 điểm (-0,06%), xuống 3.932,58 điểm. Chỉ số giảm 47,98 điểm (-0,34%), xuống 14.047,50 điểm.

Chứng khoán châu Âu đóng cửa giảm điểm phiên hôm thứ Ba trong tình cảnh động lực từ nhóm cổ phiếu khai thác và ngân hàng lớn không thể kéo nổi thị trường khi các nhà đầu tư vẫn không chắc chắn về sự phục hồi kinh tế của khu vực đồng euro.

Kết thúc phiên 16/2, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 7,25 điểm (-0,11%), xuống 6.748,86 điểm. Chỉ số DAX tại giảm 44,88 điểm (-0,32%), xuống 14.064,60 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 0,28 điểm (+0,005%), lên 5.786,53 điểm.

Các thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm trong phiên ngày 16/2, trong đó chứng khoán Tokyo leo lên mức cao nhất của 30 năm. Động lực đến từ việc triển khai tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19, số ca nhiễm đang chậm lại, các biện pháp phong tỏa được nới lỏng, bên cạnh đó tâm lý lạc quan của nhà đầu tư xung quanh gói kích thích kinh tế khổng lồ tại Mỹ.

Kết thúc phiên 16/2, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 383,60 điểm (+1,28%), lên 30.467,75 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 573,09 điểm (+1,90%), lên 30.746,66 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 16,25 điểm (+0,52%), lên 3.163,25 điểm.

Giá vàng lao dốc trong phiên đêm qua, xuống mức thấp nhất trong hơn một tuần qua, do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng.

Kết thúc phiên 16/2, giá vàng giao ngay giảm 30,80 USD (-1,69%), xuống 1.793,50 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 3 giảm 19,90 USD (-1,09%), xuống 1.897,90 USD/ounce.

Giá dầu vẫn ở mức cao nhất gần 13 tháng trong bối cảnh thời tiết băng giá bao trùm khu vực miền Nam nước Mỹ, khiến hàng triệu người chìm, đặc biệt là vùng Texas chìm trong bóng tối,

Các quan chức Texas ước tính, đã có khoảng hai triệu ngôi nhà không có điện vào hôm thứ Hai và thời tiết băng giá đã ngăn cản việc vận chuyển dầu thô và nhiên liệu, đồng thời buộc các nhà máy lọc dầu tạm thời đóng cửa.

Những lo ngại về nguồn cung ở Trung Đông cũng tăng lên sau khi liên minh do Ả Rập Xê-út dẫn đầu chống lại phiến quân Houthis ở Yemen hôm thứ Hai cho biết, họ đã phá hủy một máy bay không người lái chứa đầy chất nổ do Houthis chỉ huy tại lãnh thổ vương quốc này - nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Kết thúc phiên 16/2, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,59 USD (+0,1%), lên 60,05 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,05 USD (+0,1%), lên 63,35 USD/thùng.

Tin bài liên quan