Giới đầu tư thận trọng chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ trong phiên thứ Hai (11/3, khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng trong tuần này để có thể tìm kiếm thêm manh mối về lộ trình chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sau báo cáo việc làm trái chiều vào cuối tuần trước.
Giới đầu tư thận trọng chờ đợi dữ liệu lạm phát quan trọng

Các dữ liệu trong tháng 2 sẽ có trong tuần này, bao gồm giá tiêu dùng (CPI) sẽ cung cấp thêm tín hiệu về việc liệu lạm phát đã giảm đủ sâu để các nhà hoạch định chính sách giảm cắt giảm lãi suất trong những tháng tới hay không.

Các chuyên gia kinh tế dự báo CPI tháng 2 của Mỹ sẽ tăng 0,4% so với tháng 1 và tăng 3,1% trên cơ sở hàng năm. Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, chỉ số CPI lõi được dự báo tăng 0,3% trong tháng và tăng 3,7% trong năm.

Phiên này, các cổ phiếu chip dẫn đầu đà giảm với Super Micro Computer giảm hơn 5%, chip Nvidia giảm 2%, ảnh hưởng khi nhà đầu tư tỏ ra nghi ngờ rằng liệu các cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo AI có nhiều dư địa để tăng nữa sau các đợt tăng bùng nổ hay không.

Kết thúc phiên 11/3: Chỉ số Dow Jones tăng 46,97 điểm (+0,12%), lên 38.769,66 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 5,75 điểm (-0,11%), xuống 5.117,94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 65,84 điểm (-0,41%), xuống 16.019,27 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm, khi áp lực bán vẫn thường trực ở nhóm cổ phiếu bị công nghệ và tài nguyên, cũng như sự thận trọng cao hơn trước báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ sẽ công bố trong tuần này.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,36% xuống 501,44 điểm.

Chỉ số công nghệ dẫn đầu đà giảm khi đánh rơi hơn 2%, ảnh hưởng lớn bởi cổ phiếu BE Semiconductor Industries giảm 7,9%.

Cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản theo sau với mức giảm 0,4%% do "tài nguyên là một trong số những tài sản nhạy cảm nhất đối với đồng USD và lợi suất trái phiếu.

Các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng 2 của Mỹ vào thứ Ba và điều này dự báo sẽ chi phối hành động của nhà đầu tư, cùng với số liệu về sản xuất công nghiệp tháng 1 của khu vực đồng euro, dự kiến sẽ có vào cuối tuần, để tìm kiếm thêm manh mối mới về thời điểm cắt giảm lãi suất.

Cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đều có vẻ sẽ bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ từ tháng 6.

Kết thúc phiên 11/3: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 9,49 điểm (+0,12%), lên 7.669,23 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 68,24 điểm (-0,38%), xuống 17.746,27 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 8,28 điểm (-0,10%), xuống 8.019,73 điểm.

Giá dầu thô ít thay đổi do lo ngại giảm bớt rằng xung đột ở Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung và dữ liệu của Trung Quốc cho thấy nhu cầu yếu, trong khi việc tăng cường lọc dầu của Mỹ hạn chế bất kỳ hoạt động bán ra nào.

Kết thúc phiên 11/3, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 0,08 USD/thùng (-0,10%), xuống 77,93 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,13 USD (+0,02), lên 82,21 USD/thùng.

Tin bài liên quan