Ảnh AFP

Ảnh AFP

Giới đầu tư nhận nhiều niềm vui

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phố Wall tăng điểm trong phiên cuối tuần qua (28/8) khi giới đầu tư nhận nhiều thông tin tích cực.

Theo báo cáo mới công bố của Bộ Thương mại Mỹ, chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ tăng hơn dự kiến trong tháng 7, làm tăng kỳ vọng về sự trở lại mạnh mẽ của kinh tế trong quý III. Trong khi lạm phát hàng tháng tăng cao hơn.

Bên cạnh đó, trong bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo Fed hôm thứ Năm tại Jackson Hole, Chủ tịch Fe Jerome Powell cho biết, Fed sẽ duy trì lãi suất gần 0% trong thời gian dải nữa và cơ quan này chịu đựng được mức lạm phát hơn 2%.

Một thông tin vui nữa đến với giới đầu tư là một trợ lý hàng đầu của ông Donald Trump cho biết Tổng thống Mỹ sẵn sàng ký dự luật cứu trợ coronavirus trị giá 1.300 tỷ USD, 4 tuần sau khi trợ cấp thất nghiệp khẩn cấp cho hàng triệu người Mỹ hết hạn. Gói hỗ trợ này thậm chí Chủ tịch Hạ viện Pelosi cho rằng không đủ.

Nhận các tin tích cực liên tiếp, phố Wall đã đồng loạt tăng điểm trong phiên cuối tuần, đóng cửa ở mức cao lịch sử mới. Trong đó, S&P và Nasdaq ghi nhận tuần tăng thứ 5 liên tiếp.

Kết thúc phiên 28/8, chỉ số Dow Jones tăng 161,60 điểm (+0,57%), lên 28.653,87 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 23,46 điểm (+0,67%), lên 3.508,01 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 70,30 điểm (+0,60%), lên 11.695,63 điểm.

Trong tuần, Dow Jones tăng 2,59% sau khi giảm nhẹ tuần trước, trong khi S&P tiếp tục tăng 3,26% và Nasdaq tăng 3,39%, tuần tăng thứ 5 liên tiếp của cả 2 chỉ số này.

Trong khi đó, chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm điểm trong phiên cuối tuần khi nhà đầu tư ồ ạt chốt lời cổ phiếu công nghệ và chăm sóc sức khỏe, nhwngt đà giảm không lớn khi dòng tiền chuyển hướng sang nhóm ngân hàng sau thông điệp chính sách mới của Fed (sẽ chịu đựng được mức lạm phát trên 2%).

Kết thúc phiên 28/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 36,42 điểm (-0,61%), xuống 5.963,57 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 63,16 điểm (-0,48%), xuống 13.033,20 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 13,03 điểm (-0,26%), xuống 5.002,94 điểm.

Chứng khoán châu Âu có sự trái chiều trong tuần qua Cụ thể, tuần qua, chỉ số FTSE 100 có tuần giảm thứ 2 liên tiếp với mức giảm 0,64%, trong khi chỉ số DAX và CAC40 đảo chiều tăng tốt sau tuần giảm trước đó. Cụ thể, chỉ số DAX tăng 2,10% và CAC40 tăng 2,18%.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản giảm khá mạnh sau thông tin Thủ tướng Shizo Abe từ chức, thì các thị trường chính khác trong khu vực đều tăng điểm nhờ dữ liệu kinh tế tích cực và kỳ vọng vào các chính sách nới lỏng tiền tệ mới.

Kết thúc phiên 28/8, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 326,21 điểm (-1,41%), xuống 22.882,65 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 53,69 điểm (+1,60%), lên 3.403,81 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 140,91 điểm (+0,56%), lên 25.442,06 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 9,35 điểm (+0,40%), lên 2.353,80 điểm.

Phiên giảm mạnh cuối tuần khiến chứng khoán Nhật Bản tiếp tục có tuần giảm thứ 2 liên tiếp, trong khi các thị trường khác đều tăng, trong đó chứng khoán Trung Quốc có tuần tăng thứ 5 liên tiếp. Cụ thể trong tuần, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,16%, chỉ số Hang Seng tăng 1,31%, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,68% và Kospi đảo chiều tăng 2,14% lấy lại được phân nửa trong tuần lao dốc trước đó.

Giá vàng nhanh chóng điều chỉnh trả lại sau phiên tăng hôm thứ Năm. Dù mức giảm không lớn, nhưng điều này cho thấy nhà đầu tư đã không còn mấy tin vào đà tăng mạnh của giá vàng như mấy tuần trước.

Kết thúc phiên 28/8, giá vàng giao ngay tăng 35,70 USD (+1,85%), lên 1.964,3 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 10 tăng 41,8 USD (+2,17%), lên 1966,8 USD/ounce.

Phiên tăng mạnh cuối tuần giúp giá vàng chấm dứt chuỗi 2 tuần điều chỉnh liên tiếp. Cụ thể, trong tuần giá vàng giao ngay tăng 1,13%, giá vàng tương lai giao tháng 10 tăng 1,47%.

Khảo sát các nhà phân tích cho thấy niềm tin vào đà tăng của giá vàng rất lớn, trong khi giới đầu tư vẫn giữ nhận định như tuần trước.

Cụ thể, trong 15 chuyên gia trả lời khảo sát của Wall Street tuần này, có 12 người, chiếm 80% dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần mới, cao hơn nhiều con số 47% của tuần trước đó; trong khi số người không có ai dự báo giá giảm, trong khi tuần trước 47%; 2 nhà phân tích còn lai dự báo giá đi ngang, chiếm 20%.

Tương tự, trong 2.375 lượt nhà đầu tư tham gia khảo sát trực tuyến, có 1.356 người, chiếm 57% dự báo giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong tuần mới, nhỉnh hơn con số 56% của tuần trước đó; 559 người, chiếm 24% dự báo giá giảm, thấp hơn chút ít con số 25% của tuần trước đó; 460 lượt dự báo giá đi ngang, chiếm 19%.

Giá dầu giảm nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần khi cơn bão kép đi qua trung tâm công nghiệp dầu khí của Mỹ mà không gây thiệt hại đáng kể nào và các công ty bắt đầu hoạt động trở lại.

Kết thúc phiên 28/8, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,07 USD (-0,16%), xuống 42,97 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,04 USD (-0,09%), xuống 45,05 USD/thùng.

Phiên điều chỉnh nhẹ cuối tuần không thể cản được tuần tăng giá của giá dầu, trong đó giá dầu thô Mỹ tăng tuần thứ 4 liên tiếp, còn giá dầu thô Brent cũng lấy lại hết những gì đã mất trong tuần trước đó. Cụ thể, trong tuần, giá dầu thô Mỹ tăng 1,49%, giá dầu thô Brent tăng 1,58%.

Tin bài liên quan