Lợi nhuận quý II của các công ty thuộc S&P 500 ước tính đã giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu của Refinitiv cho thấy. Mặc dù vẫn tiêu cực, nhưng dự báo này là một sự cải thiện so với mức giảm 7,9% ước tính một tuần trước đó.
Chỉ số Nasdaq, cổ phiếu vốn nặng về công nghệ đã dẫn dắt Phố Wall đi lên vào tuần trước, khi các công ty tăng trưởng megacap như Alphabet, Meta Platforms cũng như các nhà sản xuất chip Intel và Lam Research công bố lợi nhuận quý tích cực.
Citigroup đã nâng mục tiêu S&P 500 vào cuối năm 2023 và giữa năm 2024 lên lần lượt là 4.600 điểm và 5.000 điểm để phản ánh khả năng hạ cánh mềm cao hơn của nền kinh tế Mỹ.
Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee cho biết, ngân hàng trung ương đang "đi khá tốt" trong việc đưa lạm phát xuống mà không gây ra suy thoái và sẽ theo dõi dữ liệu để đánh giá xem liệu việc thắt chặt tiền tệ hơn nữa có thể phù hợp vào tháng 9 hay không.
Cùng với kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn tập trung chú ý đến báo cáo việc làm sẽ công bố vào ngày 04/8. Các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tạo ra thêm 200.000 việc làm mới trong tháng 7.
Trong tháng 7, Dow Jones tăng 3,4%. Tuần trước, chỉ số này đã ghi nhận chuỗi 13 phiên tăng liên tiếp, đánh dấu chuỗi leo dốc dài nhất kể từ năm 1987. Chỉ số S&P 500 tăng 3,1%, ghi nhận tháng tăng thứ 5 liên tiếp. Tương tự, Nasdaq Composite vọt 4,1% và ghi nhận tháng tăng thứ 5 liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 4/2021.
Kết thúc phiên 31/7: Chỉ số Dow Jones tăng 100,24 điểm (+0,28%), lên 35.559,53 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 6,73 điểm (+0,15%), lên 4.588,96 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 29,37 điểm (+0,21%), lên 14.346,02 điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng, được hỗ trợ bởi đà tăng của cổ phiếu chăm sóc sức khỏe và một báo cáo cho thấy lạm phát khu vực đồng euro đã tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 7.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,12% lên 471,35 điểm và tăng 2% trong tháng 7.
Dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của khu vực đồng euro đã tăng 5,3% trong tháng 7 so với 5,5% trong tháng 6, mở rộng xu hướng giảm bắt đầu vào mùa thu. Chỉ số lạm phát lõi, không bao gồm năng lượng và thực phẩm chỉ tăng 6,6% sau khi tăng 6,8% một tháng trước đó.
Một thông tin khác khác cho thấy khối này đã tăng trưởng trở lại trong quý II, mặc dù Đức, quốc gia lớn nhất khu vực đồng euro, không ghi nhận tăng trưởng và Ý bị thu hẹp.
"Tin tức ở châu Âu phân hóa, với dữ liệu sơ bộ ở Ý yếu hơn nhiều so với dự kiến, mặc dù khu vực đồng euro không hoạt động quá tệ. Bức tranh không đáng khích lệ như Mỹ và vì vậy các nhà đầu tư đang cố gắng tìm ra điều gì quan trọng nhất" Andrea Cicione, người đứng đầu nghiên cứu tại TS Lombard cho biết.
Lạm phát đang có xu hướng giảm ở Mỹ trong khi nền kinh tế cũng cho thấy khả năng phục hồi và thúc đẩy hy vọng rằng Fed đã kết thúc việc tăng lãi suất.
Phiên này, ngành năng lượng tăng 1,2% khi các công ty dầu khí niêm yết tại Anh bao gồm Harbour Energy tăng cường kế hoạch cấp giấy phép Biển Bắc mới.
Nhưng chăm sóc sức khỏe tăng 1,25% và dẫn đầu đà tăng, với Novo Nordisk tăng 3,4% khi ra mắt thuốc giảm cân bom tấn Wegovy tại Đức.
Hạn chế đà tăng là cổ phiếu Heineken giảm 8%, sau khi nhà sản xuất bia lớn thứ hai thế giới theo cắt giảm dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 do suy thoái kinh tế ở Việt Nam làm giảm thu nhập nửa đầu năm.
Các công ty cùng ngành của Heineken là Anheuser-Busch InBev và Carlsberg giảm hơn 2% mỗi cổ phiếu.
Kết thúc phiên 27/7: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 5,14 điểm (+0,06%), lên 7.699,41 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 22,92 điểm (-0,14%), xuống 16.446,83 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 21,31 điểm (+0,29%), lên 7.497,78 điểm.
Giá dầu thô tăng lên mức cao mới trong 3 tháng. Đà tăng của giá dầu được hỗ trợ bởi các dấu hiệu thắt chặt nguồn cung toàn cầu và nhu cầu gia tăng trong thời gian còn lại của năm.
Kết thúc phiên 27/7, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ tăng 1,22 USD/thùng (+1,5%), lên 81,8 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,02 USD/thùng (+1,2%), lên 85,43 USD/thùng.