Giới đầu tư hân hoan, chứng khoán lại lên đỉnh

Giới đầu tư hân hoan, chứng khoán lại lên đỉnh

(ĐTCK) Chứng khoán Âu, Mỹ tăng điểm trong phiên cuối tuần qua, đặc biệt là phố Wall khởi sắc, lên mức cao kỷ lục mới khi giới đầu tư hân toán với triển vọng về kế hoạch cải cách thuế sẽ được thông qua trong tuần này.

Trong phiên cuối tuần trước, các chỉ số chính của phố Wall tăng mạnh khi giới đầu tư phản ứng tích cực với thông tin các nhà lập pháp đảng Cộng hòa đạt được thỏa thuận về chính sách cái cách thuế mới, trong đó giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống 21%. Cuộc bỏ phiếu về chính sách thuế này sẽ được lưỡng viện quốc hội Mỹ thực hiện trong tuần này.

Trong khi đó, đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ lại chạm mức thấp nhất 1 thấp kỷ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm trong cuộc họp kết thúc vào thứ Tư tuần trước.

Kết thúc phiên 15/12, chỉ số Dow Jones tăng 143,08 điểm (+0,58%), lên 24.651,74 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 23,80 điểm (+0,90%), lên 2.675,81 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 80,06 điểm (+1,17%), lên 6.936,58 điểm.

Với phiên tăng ấn tượng cuối tuần, Dow Jones và S&P 500 có tuần tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng lần lượt 1,33% và 0,92%, cao hơn nhiều so với tuần trước đó; trong khi Nasdaq cũng đảo chiều tăng mạnh 1,41% sau 2 tuần giảm liên tiếp trước đó.

Tương tự phố Wall, kỳ vọng về chinh sách giảm thuế của Mỹ sẽ được thông qua, chứng khoán châu Âu cũng hồi trở lại trong phiên giao dịch chiều dù chủ yếu dao động trong sắc đỏ ở phiên sáng.

Kết thúc phiên 15/12, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 42,45 điểm (+0,57%), lên 7.490,57 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 35,48 điểm (+0,27%), lên 13.103,56 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 7,84 điểm (-0,15%), xuống 5.349,30 điểm.

Sau tuần đồng loạt tăng mạnh trước đó, chứng khoán châu Âu đã có sự trái chiều trong tuần qua. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 tiếp tục duy trì đà tăng với mức 1,31%, tương đương tuần trước (tuần tăng thứ 2 liên tiếp), trong khi chỉ số DAX và CAC cùng quay đầu đảo chiều với mức giảm lần lượt là 0,38% và 0,92%.

Trong khi đó, chứng khoán châu Á lại đồng loạt giảm mạnh khi nhà đầu tư phản ứng với quyết định tăng lãi suất trước đó của Fed. Trong đó, chứng khoán Nhật Bản đóng cửa ở mức thấp nhất hơn 1 tuần khi nhóm cổ phiếu di động bị bán tháo do lo ngại cạnh tranh gia tăng với dự kiến gia nhập của tập đoàn thương mại điện tử Rakuten vào thị trường di động Nhật Bản.

Chứng khoán Hồng K ông và Trung Quốc cũng giảm mạnh do đà bán tháo tại nhóm cổ phiếu bất động sản và công nghệ.

Kết thúc phiên 15/12, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 141,23 điểm (-0,62%), xuống 22.553,22 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 318,27 điểm (-1,09%), xuống 28.848,11 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 26,29 điểm (-0,80%), xuống 3.266,15 điểm.

Phiên giảm mạnh cuối tuần đã khiến chứng khoán châu Á đồng loạt có tuần giảm điểm. Trong đó, chỉ số Nikkei 225 có tuần giảm thứ 2 liên tiếp với mức giảm 1,13%, chỉ số Hang Seng quay đầu đảo chiều giảm mạnh 2,67% sau khi tăng 1,08% tuần trước, chỉ số Shanghai Composite thậm chí có tuần giảm thứ 5 liên tiếp với mức giảm 0,73%.

Giá vàng tiếp tục có phiên giao dịch lình xình trong ngày thứ Sáu sau khi tăng mạnh trong phiê thứ Tư. Tuy nhiên, giá kim loại quý này đã lấy lại được đà tăng sau phiên điều chỉnh hôm thứ Năm nhờ thông tin về chỉ số điều kiện kinh doanh giảm mạnh hơn dự báo.

Cụ thể, theo Fed, chỉ số điều kiện kinh doanh của Mỹ tháng 12 giảm xuống mức 18 từ mức 19,4 trong tháng 11, thấp hơn so với mức dự báo 18,8 của giới phân tích. Chỉ số đơn đặt hàng mới cũng giảm xuống mức 19,5, giảm so với mức đọc 20,7 vào tháng 11. Việc làm cũng đã mất một số động lực với chỉ số số lượng nhân viên giảm mạnh xuống 5,1 từ  11,5 của tháng 11.

Kết thúc phiên 15/12, giá vàng giao ngay tăng 2,4 USD/ounce (+0,19%), lên 1.255,1 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 2 USD/ounce (+0,16%), lên 1.255,8 USD/ounce.

Phiên tăng mạnh hôm thứ Năm giúp giá vàng quay đầu tăng trở lại sau 3 tuần giảm liên tiếp. Cụ thể, trong tuần, giá vàng giao ngay tăng 0,55% và giá vàng tương lai tăng 0,79%.

Với diễn biến tuần qua, cùng các thông tin vừa công bố, cả giới phân tích và các nhà đầu tư đều lấy lại sự lạc quan về xu hướng của giá vàng trong tuần mới.

Cụ thể, trong cuộc thăm dò trực tiếp, tuần này có 19 chuyên gia tham gia trả lời, trong đó có 13 người, chiếm 68% dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần này, cao hơn con số 53% của tuần trước; chỉ có 4 người, chiếm 21% dự báo giảm và 2 người còn lại, chiếm 11% có quan điểm trung lập.

Tương tự, trong cuộc tham dò trực tuyến, có 1.055 lượt người tham gia, mức nhiều nhất kể từ đầu tháng 8, trong đó có 598 lượt, chiếm 57% dự báo giá vàng sẽ tăng, cao hơn con số 47% của tuần trước; 341 lượt dự báo sẽ giảm, chiêm 32% và 116 lượt có quan điểm trung lập, chiếm 11%.

Trong khi đó, giá dầu thô lại trái chiếu nhau trong phiên thứ Sáu, nhưng vẫn đang dao động ở mức cao nhất 2 năm. Trong phiên cuối tuần trước, giá dầu thô Brent điều chỉnh nhẹ trở lại sau phiên tăng mạnh hôm thứ Năm khi đường ống dẫn dầu Forties gặp gián đoạn, trong khi đó, thông tin vế số lượng giàn khoan tuần qua giảm 4 giàn, xuống 747 giàn giúp giá dầu thô Mỹ có được mức tăng nhẹ.

Kết thúc phiên 15/12, giá dầu thô Mỹ tăng 0,26 USD (+0,45%), lên 57,30 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,08 USD (-0,13%), xuống 63,23 USD/thùng.

Giá dầu thô tiếp tục có tuần giảm thứ 3 liên tiếp với mức giảm lần lượt 0,1% và 0,27%.

Tin bài liên quan