Giới đầu tư dè chừng với Fed

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phố Wall rung lắc trong phiên thứ Năm (22/6), khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tiếp tục "đánh trống lảng" về các đợt tăng lãi suất và cho rằng Fed vẫn chưa kết thúc chu kỳ thắt chặt, nhưng đưa ra lời trấn an rằng Fed sẽ tiến hành một cách thận trọng.
Giới đầu tư dè chừng với Fed

Mức tăng của S&P 500 và Nasdaq - vốn nặng về cổ phiếu công nghệ có được nhờ sự thúc đẩy từ các cổ phiếu lớn như Amazon.com Apple Inc và Microsoft Corp.

Nhưng phần lớn thị trường vẫn chịu tác động từ phiên điều trần của Chủ tịch Fed, khi ông nhắc lại quan điểm rằng nhiều khả năng sẽ có thêm những đợt tăng lãi suất trong những tháng tới.

Chuck Carlson, Giám đốc điều hành tại Dịch vụ đầu tư Horizon ở Hammond, Indiana cho biết: “Thị trường đang cố gắng tìm hiểu xem liệu chúng ta có vượt qua được khó khăn về khả năng tăng tốc phục hồi nền kinh tế hay không. Có rất nhiều ý kiến ​​thắc mắc tại sao Fed không làm điều gì đó vào lúc này mà lại nói rằng họ sẽ làm điều gì sau đó”.

Thị trường cũng đã bất ngờ khi Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đã thực hiện một đợt tăng lãi suất thêm 0,5%, lớn hơn mức dự kiến ​​để giải quyết tình trạng lạm phát dai dẳng, thêm bằng chứng cho thấy giá cả tăng cao vẫn là một cơn gió ngược của nền kinh tế toàn cầu.

Về mặt kinh tế, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ổn định ở mức cao nhất trong 20 tháng vào tuần trước và tiếp tục ghi nhận tăng trong tuần thứ ba liên tiếp, đây có thể là dấu hiệu sớm cho thấy thị trường lao động đang yếu đi ở nước này, cho thấy những nỗ lực của Fed đang bắt đầu có tác dụng như mong đợi.

Cụ thể, dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động hôm thứ Năm cho thấy 264.000 yêu cầu trợ cấp thất nghiệp mới đã được nộp trên cơ sở điều chỉnh theo mùa trong tuần kết thúc vào ngày 17/6, không thay đổi so với mức sửa đổi tăng của tuần trước, đây là mức cao nhất kể từ tháng 10/2021.

Kết thúc phiên 22/6, chỉ số Dow Jones giảm 4,81 điểm (-0,01%), xuống 33.946,71 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 16,20 điểm (+0,37%), lên 4.381,99 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 128,41 điểm (+0,95%), lên 13.630,61 điểm.

Chứng khoán châu Âu giảm xuống thấp nhất trong gần ba tháng, trong đó chứng khoán London giảm sau đợt tăng lãi suất lớn hơn dự kiến ​​của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE).

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,45% xuống 454,52 điểm, sau khi giảm tới 1,3% vào đầu ngày, do lo ngại về việc các ngân hàng trung ương lớn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.

Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm gần 0,8% sau khi BoE thông báo tăng lãi suất thêm 0,5% lên 5%.

"Giải quyết lạm phát vẫn là cam kết chắc chắn của BoE, trong khi người tiêu dùng đang bị siết chặt từ cả hai phía - với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở một bên và phí bảo hiểm thế chấp cao hơn ở đầu bên kia do lãi suất tăng," Richard Flax, giám đốc đầu tư tại Moneyfarm cho biết.

Hạn chế thua lỗ trên chỉ số chuẩn FTSE của Vương quốc Anh, cổ phiếu Ocado Group đã tăng vọt 8,5%, sau khi The Times đưa tin về khả năng có thể có nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đến việc M&A tập đoàn này.

Trong khi đó, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ và Ngân hàng Norges cũng tăng lãi suất cơ bản, làm gia tăng lo ngại về lạm phát toàn cầu.

Một số nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã lặp lại quan điểm có phần diều hâu của Chủ tịch Fed, nói rằng lạm phát khu vực đồng euro vẫn còn dai dẳng và có thể cần một thời gian lãi suất neo cao để kiềm chế, một phần là do thị trường lao động đặc biệt thắt chặt.

Kết thúc phiên 22/6: Chỉ số FTSE 100 của London giảm 57,15 điểm (-0,76%), xuống 7.502,03 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt giảm 34,97 điểm (-0,22%), xuống 15.988,16 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris giảm 57,69 điểm (-0,79%), xuống 7.203,28 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các nhà đầu tư chốt lời từ sự gia tăng gần đây của cổ phiếu chất bán dẫn.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,92% xuống 33.264,88 điểm. Chỉ số Topix chỉ còn tăng 0,06% lên 2.296,50 điểm, sau khi trước đó tăng 0,76% trong phiên.

Các cổ phiếu lớn ký của ngành công nghiệp chip Advantest và Tokyo Electron lần lượt giảm 6,86% và 4,57%, sau sự sụt giảm của các công ty cùng ngành của Mỹ.

Hiroyuki Ueno, chiến lược gia trưởng của SuMi TRUST, cho biết "đã có một số đợt chốt lời đối với cổ phiếu chip sau đợt tăng giá của nhóm này trong năm nay”.

Chỉ báo kỹ thuật, RSI trong 14 ngày, đứng ở mức 73 điểm khi đóng cửa vào thứ Tư, trên mốc 70 cho thấy thị trường quá nóng.

"Chỉ số Nikkei 225 đã tăng 10 tuần liên tiếp tính đến thời điểm đóng cửa tuần trước. Điều đó thật bất thường”, nhà phân tích Travis Lundy của Quiddity Advisors, người xuất bản trên nền tảng Smartkarma cho biết.

Panasonic là một công ty nổi bật, tăng 2,25% sau khi đơn vị năng lượng của họ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đang đàm phán để cung cấp pin cho xe điện của Mazda Motor.

Chứng khoán Trung Quốc Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày Lễ hội thuyền rồng.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, khi giới đầu tư bắt đáy sau khi thị trường giảm ba phiên liên tiếp trước đó.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 11,07 điểm, tương đương 0,43% lên 2.593,70 điểm.

Phiên này, các cổ phiếu lớn nhưng nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 1,13% nhưng SK Hynix mất 0,96%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 1,97%.

Trong số các cổ phiếu lớn khác, Hyundai Motor và nhà sản xuất ô tô anh em Kia Corp lần lượt giảm 0,98% và 0,6%.

Kết thúc phiên 22/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 310,26 điểm (-0,92%), xuống 33.264,88 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 11,07 điểm (+0,43%), lên 2.593,70 điểm.

Giá dầu lao dốc do ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất cao hơn dự kiến của Ngân hàng Trung ương Anh, làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế và nhu cầu nhiên liệu.

Kết thúc phiên 22/6, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 3,02 USD/thùng (-4,2%), xuống 69,51 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 2,98 USD/thùng (-3,9%), xuống 74,14 USD/thùng.

Tin bài liên quan