Giới đầu tư chậm lại chờ đợi những thông tin mới

Giới đầu tư chậm lại chờ đợi những thông tin mới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Phố Wall tăng điểm nhẹ trong phiên ngày thứ Hai (15/8) nhờ sức bật ở nhóm cổ phiếu tăng trưởng, trong khi sự cảnh giác cũng dâng cao do nền kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu giảm tốc.

Các cổ phiếu mega cap như Apple tăng 0,6%, Microsoft Corp tăng 0,5% và Tesla đã tăng 3,1%. Những cổ phiếu này đã đóng góp tích cực nhất cho S&P 500 và Nasdaq khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm.

Các nhóm cổ phiếu khác có mức tăng tốt hỗ trợ thị trường còn đến từ nhóm cổ phiếu tiêu dùng tăng 1,05% và tiện ích tăng 0,81%.

Dữ liệu mới từ Trung Quốc khiến thị trường có phần cảnh giác, khi sản lượng công nghiệp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 7 chỉ tăng 3,8% so với cùng kỳ, giảm so với mức 3,9% trong tháng 6 và thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế quốc tế khoảng 4,5%.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ngay sau đó đã bất ngờ hạ lãi suất cho các khoản vay cơ sở cho vay trung hạn (MLF) một năm xuống 2,75% từ 2,85% và lãi suất repos ngược trong bảy ngày từ 2,1% xuống 2%, một động thái được cho là nhằm vực dậy nền kinh tế giữa bối cảnh khủng hoảng bất động sản và nhiều đợt bùng phát dịch Covid-19.

Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ đón nhận kết quả kinh doanh của các tập đoàn bán lẻ lớn như Home Depot, Walmart và Target, đồng thời theo dõi nhận định của ban lãnh đạo các doanh nghiệp này về tác động của lạm phát.

Tăng trưởng lợi nhuận tính trong quý thứ II của các công ty thuộc S&P 500 đã tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và gây ngạc nhiên cho các nhà đầu tư, những người đã chuẩn bị cho một triển vọng ảm đạm hơn đối với cả các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Kết thúc phiên 15/8, chỉ số Dow Jones tăng 151,39 điểm (+0,45%), lên 33.912,44 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 16,99 điểm (+0,40%), lên 4.297,14 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 80,87 điểm (+0,62%), lên 13.128,05 điểm.

Chứng khoán châu Âu dao động nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa tăng nhẹ, khi các dấu hiệu giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc khiến các nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền sang các lĩnh vực phòng thủ như chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng.

Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,34% lên 442,35 điểm.

Đóng góp lớn nhất cho thị trường đến từ nhóm cổ phiếu thực phẩm và đồ uống tăng 1,06%, trong khi tiện ích tăng 0,8% và Nhóm cổ phiếu chăm sóc sức khỏe nhích 0,83%.

Danni Hewson, chuyên gia tài chính tại AJ Bell cho biết: “Sự biến động ở châu Âu sẽ diễn ra trong suốt thời gian còn lại của năm, do cuộc xung đột tại Ukraine, chính sách không COVID của Trung Quốc, lạm phát và liệu ngân hàng trung ương có khắc phục mọi thứ đến mức mà các nhà đầu tư cảm thấy tự tin hay không”.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi con số lạm phát GDP cũng như dữ liệu doanh số bán lẻ từ Mỹ sẽ được công bố trong tuần này.

Kết thúc phiên 15/8: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 8,26 điểm (+0,11%), lên 7.509,15 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 20,76 điểm (+0,15%), lên 13.816,61 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 16,09 điểm (+0,25%), lên 6.569,95 điểm.

Giá dầu thô giảm mạnh khi chịu tác động từ việc đồng USD suy yếu và dữ liệu kinh tế yếu kém từ Trung Quốc đã làm gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu và suy giảm nhu cầu nhiên liệu.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hôm qua đã bất ngờ cắt giảm lãi suất cho vay để kích cầu, sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm trong tháng 7 và khủng hoảng tại thị trường bất động sản.

Kết thúc phiên 15/8, giá dầu thô WTI chuẩn Mỹ giảm 2,68 USD/thùng (-3,00%), xuống 89,41 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 3,05 USD/thùng (-3,21%), xuống 95,10 USD/thùng.

Tin bài liên quan