Ảnh AFP
Lo lắng về căng thẳng thương mại có thể gia tăng, phố Wall gần như lình xình trong suốt phiên. Tuy nhiên, vào cuối phiên, nhận được thông tin tích cực, Dow Jones và S&P 500 đã kịp bứt lên để tiếp tục duy trì đà tăng điểm, còn Nasdaq gần như không đổi.
Theo đó, sau khi Tổng thống Donald Trump cho biết hôm thứ Hai rằng, sẽ tiếp tục bổ sung mức thuế với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1/1/2018, trong hôm thứ Ba, cố vấn kinh tế của Nhà Trăng Larry Kudtow cho biết, cuộc họp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Bảy tới đây tại Hội nghị G20 là một cơ hội để “lật trang” chiến tranh thương mại.
Kết thúc phiên 27/11, chỉ số Dow Jones tăng 108,49 điểm (+0,44%), lên 24.748,73 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,72 điểm (+0,33%), lên 2.682,17 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,85 điểm (+0,01%), lên 7.082,70 điểm.
Chứng khoán châu Âu quay đầu giảm điểm trong phiên thứ Ba khi nhà đầu tư trở nên thận trọng sau lời đe dọa của ông Trump về việc bổ sung thêm thuế với hàng hóa từ Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng cuộc chiến thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Kết thúc phiên 27/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 19,15 điểm (-0,27%), xuống 7.016,85 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 45,61 điểm (-0,40%), xuống 11.309,11 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 11,82 điểm (-0,24%), xuống 4.983,15 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản đảo chiều hồi phục nhờ hiệu ứng tích cực trên phố Wall trong phiên tối trước đó. Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đảo chiều giảm nhẹ sau khi kỳ vọng về triển vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung mù mịt. Nhất là sau khi ôngTrump đe dọa sẽ tiếp tục với mức thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc, do có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Kết thúc phiên 27/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 140,40 điểm (+0,64%), lên 21.952,40 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,13 điểm (-0,04%), xuống 2.574,68 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 44,22 điểm (-0,17%), xuống 26.331,96 điểm.
Trên thị trường vàng, giá kim loại quý này tiếp tục giảm khá mạnh trong phiên thứ Ba do đồng USD mạnh và giá dầu thô giảm trở lại sau phiên hồi phục đầu tuần.
Kết thúc phiên 27/11, giá vàng giao ngay giảm 7 USD (-0,57%), xuống 1.214,6 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 9 USD/ounce (-0,74%), xuống 1.213,4 USD/ounce.
Sau khi hồi phục khá tốt trong phiên đầu tuần, giá dầu lại quay đầu giảm hôm thứ Ba do sự không chắc chắn về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc và dấu hiệu tăng sản lượng khai thác dầu thô toàn cầu. Dù vậy, đà giảm sau đó được hãm bớt bởi kỳ vọng các nhà xuất khẩu dầu thô sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng tại một cuộc họp OPEC sắp tới .
Kết thúc phiên 27/11, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 0,07 USD (-0,14%), xuống 51,56 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,27 USD (-0,45%), xuống 60,21 USD/thùng.