Phiên này, cổ phiếu của Amazon đã giảm tới 14,05%, mức giảm lớn nhất trong một ngày kể từ năm 2006, khiến giá trị vốn hóa bị thổi bay hơn 206 tỷ USD.
Cổ phiếu Amazon bị bán tháo sau khi báo cáo kết quả quý I với doanh thu tăng 7%, mức tăng chậm nhất trong hai thập kỷ. Đáng ngạc nhiên hơn, đại gia bán lẻ này báo lỗ ròng 3,8 tỷ USD, quý lỗ đầu tiên từ năm 2015.
Trong khi đó, Apple, công ty giá trị nhất thế giới, giảm 3,66% dù báo cáo doanh thu quý vừa qua đạt 97,28 tỷ USD, tăng 8,59% so với cùng kỳ năm 2021, lợi nhuận đạt 25 tỷ USD, tăng 5,8%.
Apple cảnh báo doanh thu quý II có thể thiệt hại khoảng 4-8 tỷ USD vì những gián đoạn chuỗi cung ứng do các biện pháp phong tỏa gắt gao chống Covid-19 tại Trung Quốc gây ra.
Tất cả 11 chỉ số ngành thuộc S&P 500 đều giảm, dẫn đầu là mức giảm 5,9% của ngành tiêu dùng và giảm 4,9% của bất động sản.
Số liệu lạm phát nóng được công bố trong ngày thứ Sáu càng nhấn mạnh đến sự khó khăn của môi trường đầu tư. Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 0,9% trong tháng 3, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 9/2005, sau khi tăng 0,5% vào tháng Hai.
Chỉ số PCE lõi – thước đo lạm phát ưa thích của Fed đã tăng 5,2% vào tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái.
Fed dự kiến sẽ họp vào tuần tới, với các nhà giao dịch đặt cược vào việc tăng lãi suất thêm 0,5% để chống lại lạm phát đang gia tăng.
Trong tuần qua, S&P 500 mất 3,3%, Nasdaq giảm 3,9% và Dow Jones giảm 2,5%.
Trong tháng 4, S&P 500 mất 8,8%, Nasdaq giảm khoảng 13,3% và Dow Jones giảm 4,9%.
Còn tính từ đầu năm 2022 đến nay, S&P 500 đã giảm 13,3%, Nasdaq sụt khoảng 21,2%, và Dow Jones mất gần 9,3%.
Hiện Nasdaq Composite vẫn đang trong thị trường gấu, tức vẫn còn thấp hơn 23,9% so với mức đỉnh gần nhất. S&P 500 hiện cách kỷ lục 14,3%, còn khoảng cách này của Dow Jones là 10,8%.
Kết thúc phiên 29/4, chỉ số Dow Jones giảm 939,18 điểm (-2,77%), xuống 32.977,21 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 155,57 điểm (-3,63%), xuống 4.131,93 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 536,89 điểm (-4,17%), xuống 12.334,64 điểm.
Chứng khoán châu Âu tăng, khi báo cáo thu nhập mạnh mẽ và sự phục hồi của các công ty khai thác đã thúc đẩy khẩu vị rủi ro của giới đầu tư.
Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,74% lên 450,39 điểm, thu hẹp đà giảm trong tháng 4 xuống chỉ còn 1,2%.
Phiên này, cổ phiếu các công ty khai thác mỏ tăng 2,5% nhờ giá quặng sắt và đồng tăng, sau khi Trung Quốc tuyên bố hỗ trợ kinh tế, làm tăng hy vọng về nhu cầu các mặt hàng này sẽ được gia tăng.
Chris Beauchamp, Trưởng nhóm phân tích thị trường tại sàn giao dịch trực tuyến IG, cho biết: “Giá hàng hóa cao hơn đã giúp ổn định chứng khoán châu Âu và điều quan trọng là lời hứa về kích thích từ Trung Quốc đã xuất hiện, đẩy giá hàng hóa lên và giúp cổ phiếu trên toàn châu lục tăng giá”.
Báo cáo thu nhập khả quan cũng giúp thị trường, với nhà sản xuất dược phẩm Đan Mạch Novo Nordisk tăng 5,4%, sau khi doanh số bán hàng và triển vọng lợi nhuận tăng trong năm.
Tập đoàn rượu của Pháp Remy Cointreau dự báo một khởi mạnh mẽ trong hai quý đầu năm giúp giá cổ phiếu tăng 1,8%.
Elwin de Groot, nhà kinh tế thị trường cao cấp tại Rabobank cho biết: "Chúng tôi đã thấy trong thời kỳ đại dịch, thu nhập của doanh nghiệp khá ổn định trước các cú sốc kinh tế lớn".
Các nhà phân tích kỳ vọng lợi nhuận của các công ty STOXX 600 sẽ tăng 27,1% trong quý đầu tiên và 13,7% trong quý thứ hai, theo dữ liệu của Refinitiv, với sự thúc đẩy lớn nhất đến từ các công ty năng lượng.
Kết thúc phiên 29/4: Chỉ số FTSE 100 của London tăng 35,35 điểm (+0,47%), lên 7.544,55 điểm, chỉ số DAX trên sàn Frankfurt tăng 118,04 điểm (+0,84%), lên 14.097,88 điểm, chỉ số CAC 40 của Paris tăng 25,63 điểm (+0,39%), lên 6.533,77 điểm.
Tại châu Á, chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch ngày Chiêu Hòa.
Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt, sau khi các nhà chức trách tuyên bố tại một cuộc họp cấp cao nhất sẽ đẩy mạnh hỗ trợ chính sách nhằm ổn định nền kinh tế và thị trường tài chính, vốn bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát Covid-19 và rủi ro địa chính trị gia tăng.
Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh, sau khi các nhà chức trách tuyên bố tại một cuộc họp cấp cao nhất để tăng cường hỗ trợ chính sách nhằm ổn định nền kinh tế và thị trường tài chính.
Chứng khoán Hàn Quốc, dẫn đầu bởi các nhà sản xuất chip lớn, nhưng chỉ số chuẩn đánh dấu mức giảm trong tháng lần đầu tiên kể từ tháng 2.
Kết thúc phiên 29/4: Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 71,58 điểm (+2,41%), lên 3.047,06 điểm. Chỉ số Hang Seng-Index tại Hồng Kông tăng 813,22 điểm (+4,01%), lên 21.089,39 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 27,56 điểm (+1,03%), lên 2.695,05 điểm.