Giao dịch trong Siêu chu kỳ tăng giá - chọn chiến thuật “chậm mà chắc”

Giao dịch trong Siêu chu kỳ tăng giá - chọn chiến thuật “chậm mà chắc”

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Bước vào Siêu chu kỳ tăng giá, khi giá của các mặt hàng đều trong xu hướng tăng thì cũng là lúc cả nhà đầu tư và nhà đầu cơ đều tích cực gia tăng hoạt động trên thị trường này.

Nhìn lại giao dịch trong tuần trước, tuần từ 28/3 - 1/4, thị trường hàng hóa có nhiều biến động trái chiều nhưng nhìn chung đều là các biến động giảm giá hoặc đi ngang. Đặc biệt khi Mỹ công bố 2 báo cáo quan trọng là Báo cáo tồn kho và Báo cáo diện tích gieo trồng, thị trường đã có pha bẻ lái ngoạn mục khi hầu như tất cả các mặt hàng đều quay đầu tăng giá. Tuy nhiên đà tăng này đã không giữ được khi phiên giao dịch tiếp theo sắc đỏ đã quay trở lại thị trường.

Theo phân tích của nhóm chuyên gia Hàng Hóa 24, sau một tuần đi ngang về giá để chờ đợi 2 đợt báo cáo quan trọng nhất năm, các mặt hàng nông sản đã bắt đầu đi vào xu hướng mới và đây chính là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư theo dõi thị trường và lựa chọn các điểm mua - bán sao cho mang lại lợi nhuận cho mình.

Đầu tiền phải nhắc đến là nhóm Năng lượng với đại diện là sản phẩm Dầu Thô, một mặt hàng ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực khác và liên hệ trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Với kỳ vọng nhu cầu tăng cao, Opec và đồng minh đã nhất trí nâng sản lượng lên 2 triệu thùng / ngày trong những tháng tiếp theo. Việc tăng sản lượng là một cú hích chứ không phải là tin xấu với giá dầu, bởi đó là dấu hiệu co thấy các nền kinh tế đang phát triển trở lại.

Nhìn vào biểu đồ giá dầu thô trên thế giới có thể nhận thấy giá vẫn đang trong xu hướng tăng, vì vậy các nhà đầu tư hạn chế vào các lệnh bán. Thay vào đó là lựa chọn các vị thế mua tại khu vực giá quanh mức 59.46. Đây đang là mức hỗ trợ mạnh cho giá dầu.

Biến động giá dầu thô

Biến động giá dầu thô

Còn trong nhóm Nông sản, đậu tương và Ngô vẫn đang trong xu hướng tăng giá mặc dù đang có sự điều chỉnh. Cụ thể giá đậu tương đang giao động trong khoảng 1360 - 1418, mặc dù sau khi có báo cáo của Mỹ ngày 31/03 giá đã tăng mạnh nhưng ngay trong phiên tiếp theo thì lại bị giảm giá khoảng 2,4%. Vì vậy không nên vào lệnh mua đuổi, mà nên vào lệnh khi có các tín hiệu mua tại vùng 1360, đây là vùng hỗ trợ mạnh cho giá Đậu tương.

Giá đậu tương

Giá đậu tương

Còn với giá Ngô vẫn đang giao động trong vùng 530 - 560 và vẫn đang trong xu hướng tăng. Vì vậy ưu tiên đối với sản phẩm này vẫn là vị thế mua. Có thể mua khi giá về vùng 530 hoặc mua khi giá thể hiện sự tích lũy tại vùng 560.

Giá Ngô

Giá Ngô

Đối với nhóm hàng Kim loại, với đại diện là các kim loại quý: Bạc, Đồng, Bạch kim. Sau khi có Báo cáo việc làm của Mỹ và triển vọng nền kinh tế chưa được tích cực như dự đoán, giá Bạc và Bạch Kim đã phục hồi trong 2 phiên liên tiếp. Tuy nhiên trong xu hướng trung và dài hạn, khi vắc xin Covid được tung ra, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi tốt thì các kim loại quý này sẽ có xu hướng giảm trở lại. Vì vậy bạn nên chờ và nắm giữ các vị thế bán với kim loại quý.

Giá Bạc

Giá Bạc

Ngược lại với kim loại quý, kim loại sản xuất như Đồng vẫn đang trong nhịp điều chỉnh sau một chu kỳ tăng. Vì vậy bạn nên ưu tiên các vị thế mua tại các vùng 3.9 - 4.0 khi mà triển vọng về sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu cũng như quá trình sản xuất của một loạt quốc gia.

Giá Đồng

Giá Đồng

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đăng Sơn (Chuyên gia phân tích của sàn Hàng hóa 24), để giao dịch có lợi nhuận trên thị trường hàng hóa phái sinh thì nhà đầu tư cần có nguyên tắc rõ ràng và tuân thủ nó. Ngoài ra cũng có những kinh nghiệm xương máu để giúp nhà đầu tư có thể tồn tại và thu lợi nhuận từ thị trường.

Một điều khiến các nhà đầu tư mất vốn, cháy tài khoản khi giao dịch phái sinh đó là hành động “bắt dao rơi”. Đây là lỗi phổ biến đối với các nhà đầu tư mới, còn ít kinh nghiệm khi vào lệnh mua lúc giá giảm với kỳ vọng bắt đáy. …

Thêm một lỗi phổ biến khác đó là “trung bình giá”. Tương tự như hành động bắt dao rơi, khi nhà đầu tư vào lệnh mua lúc giá giảm, sau khi khớp lệnh giá tiếp tục giảm sâu hơn. Và lúc này nhà đầu tư lại vào tiếp lệnh mua với kỳ vọng trung bình giá (giá trung bình của lần mua 1 và lần mua 2) và sẽ sớm có lợi nhuận khi giá hồi. Tuy nhiên, sau khi mua lần 2 giá lại tiếp tục giảm khiến cho nguy cơ cháy tài khoản cao.

Lời khuyên đối với các nhà đầu tư là khi giá giảm về các mức hỗ trợ hay tăng lên các mức kháng cự thì không nên vào lệnh ngay. Mà lúc này hãy theo dõi hành động của giá để có thể đưa ra quyết định.

Nếu giá tăng đến mức kháng cự, sau đó giá thể hiện sự suy yếu, thì lúc này chúng ta cần sự xác nhận của cây nến rằng: lực tăng đã hết và giá bắt đầu giảm. Còn trong trường hợp giá tăng đến vùng kháng cự và tiếp tục tăng với lực tăng mạnh mẽ thì lúc này điều tốt nhất là không làm gì cả. Lúc này hãy đứng dậy, đi lại vài vòng, hít thở rồi sau đó theo dõi động thái tiếp theo của giá.

Trong trường hợp giá giảm cũng tương tự. Chúng ta cần quan sát hành động của giá tại các vùng hỗ trợ xem lực giảm bị suy yếu hay vẫn đang mạnh mẽ. Nếu đà giảm suy yếu thì hãy kiên nhẫn quan sát và tìm điểm vào lệnh tại các cây nến xác nhận xu hướng tăng đã bắt đầu hình thành.

Thêm 1 kinh nghiệm nữa là: thị trường không bao giờ đi theo những gì chúng ta nghĩ, vì vậy hãy luôn đặt điểm cắt lỗ để đảm bảo an toàn. Việc cắt lỗ không phải là mất tiền, mà là hành động bảo vệ tài khoản và chờ những cơ hội tiếp theo.

Xem đầy đủ bài phân tích của Hàng Hóa 24 tại:

Youtube (https://youtu.be/XYFwa9pWxm0 )

Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ FTV là thành viên top đầu của Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Và là số ít trong danh sách các thành viên tham gia từ ngày thành lập Sở được kinh doanh tất cả các mặt hàng trong danh mục đầu tư hàng hóa. Với đội ngũ chuyên gia có 7-9 năm kinh nghiệm trong thị trường tài chính nói chung và thị trường hàng hóa nói riêng. Chúng tôi cung cấp đến khách hàng những thông tin chính xác - kịp thời để đảm bảo lợi ích cao nhất của khách hàng.

Quý khách có nhu cầu mở tài khoản và tư vấn giao dịch hàng hóa vui lòng liên hệ:

Hotline: 0983 668 883

Website: Ftv.com.vn – hanghoa24.com

Tin bài liên quan