Giao dịch chứng khoán sáng 6/4: Áp lực chốt lời gia tăng, thị trường rung lắc

Giao dịch chứng khoán sáng 6/4: Áp lực chốt lời gia tăng, thị trường rung lắc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau 3 phiên liên tiếp thiết lập các đỉnh lịch sử mới, áp lực chốt lời đã diễn ra mạnh trong phiên sáng nay khiến thị trường rung lắc. 

Với phiên tăng điểm mạnh trong phiên hôm qua 5/4, thị trường chứng khoán đã chứng kiến 6 phiên tăng điểm liên tiếp cùng mức thanh khoản cao cho thấy sự hưng phấn của thị trường ở thời điểm hiện tại. Khoảnh khắc VN-Index chinh phục đỉnh lịch sử 1.204,33 điểm vẫn đang là động lực giúp dòng tiền liên tục cuộn cuộn chảy vào thị trường.

Sau phiên phá đỉnh lịch sử tồn tại từ 4/2018 hôm thứ Năm tuần trước (1/4), VN-Index có thêm 2 phiên liên tiếp sau đó thiết lập các đỉnh cao lịch sử mới.

Theo CTCK Bảo Việt (BVSC), sau khi vượt qua vùng đỉnh quanh 1.200 điểm, chỉ số VN-Index vẫn đang để ngỏ khả năng sẽ xuất hiện nhịp “throwback” để kiểm định vùng điểm này trong ngắn hạn. Do đó, nhà đầu tư cần lưu ý đến khả năng chỉ số có thể suy yếu và quay đầu giảm điểm tại vùng kháng cự 1.250-1.265 điểm. Chỉ số có thể gặp áp lực điều chỉnh về vùng 1.125-1.232 điểm trong một vài phiên kế tiếp, trước khi tiếp tục quá trình tăng điểm và hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh 1.250- 1.265 điểm trong ngắn hạn.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay (6/4), sau 3 phiên liên tiếp lập đỉnh lịch sử, áp lực chốt lời đã diễn ra mạnh trong phiên sáng nay, trong khi lực cầu không còn quá hào hứng để đua mua giá cao như 2 phiên vừa qua khiến thị trường rung lắc, thị trường cũng đã có sự phân hóa rõ nét.

Diễn biến phân hóa khá rõ nét diễn ra ở nhóm bluehips cũng như tại nhóm cổ phiếu trụ đỡ. Chẳng hạn, tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, trong khi MBB, CTG, EIB, TCB, BID, VIB… tăng điểm từ đầu phiên, thì ACB, LPB, TPB, STB, VCB… lại giảm điểm.

Tương tự, trong khi các mã VIC, VRE, VH, VJC, BVH… tăng điểm, thì HPG, SSI, GAS, MSN, FPT, PNJ lại giảm điểm.

STB dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE với hơn 35 triệu đơn vị khớp lệnh, tiếp đến là MBB với hơn 31 triệu đơn vị.

Sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu trụ khiến VN-Index chưa thể bứt lên, nhưng điểm tích cực là dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường, giúp thanh khoản vẫn ở mức cao.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc đỏ chiếm ưu thế khi áp lực bán gia tăng. Các mã thanh khoản cao đa phần giảm điểm như FLC, ITA, SCR, HNG, TCH, HHS…

Ngược lại, một số mã nhỏ sớm tăng trần như HQC, DLG, AMD, FTM, TGG…trong đó HQC khớp lệnh hơn 20 triệu cổ phiếu.

Trên sàn HNX, sức ép gia tăng khiến chỉ số sàn này không giữ sắc xanh, trong đó nhóm cổ phiếu lớn như SHB, PVS, SHS, HUT, NVB… đều giảm điểm.

Không còn chịu áp lực mạnh như phiên hôm qua, song cổ phiếu SHB vẫn đang bị bán ra nên giảm điểm, khớp lệnh gần 15 triệu đơn vị, dẫn đầu HNX.

Tại thời điểm 11h, chỉ số VN-Index tăng 1,8 điểm (+0,18%) lên 1.237,6 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 570 triệu đơn vị, giá trị hơn 13.000 tỷ đồng.

Chỉ số HNX-Index giảm 1,5 điểm (-0,49%) xuống 1288,6 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 120 triệu đơn vị, giá trị hơn 2.300 tỷ đồng.

Trong thời gian giao dịch còn lại của phiên, giao dịch tiếp tục diễn ra sôi động và sức cầu tốt tiếp tục giúp giảm sức ép lên VN-Index khi sắc xanh dần co hẹp. Tuy nhiên, thanh khoản tăng cao cũng khiến nhà đầu tư lo ngại tình trạng nghẽn lệnh sẽ sớm đến trong phiên giao dịch chiều, khi kết thúc phiên sáng thanh khoản của HOSE đã xấp xỉ 15.000 tỷ đồng.

Chốt phiên sáng, với 177 mã tăng và 271 mã giảm, VN-Index tăng 0,76 điểm (+0,06%), lên 1.236,81 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 638,31 triệu đơn vị, giá trị 14.931,82 tỷ đồng, tăng hơn 3% cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng 5/4. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 15 triệu đơn vị, giá trị gần 371 tỷ đồng.

Trước sức ép lớn, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã yếu đi khá rõ ràng, chỉ còn một số mã tăng là MBB, CTG, TCB, BID, EIB và VIB. Trong đó, EIB tăng tích cực nhất với 5,7% lên 23.500 đồng, MBB tăng 2,6% lên 31.200 đồng, CTG 2,1% lên 42.900 đồng.

Còn lại đều giảm điểm, nhưng mức giảm không mạnh, nhiều nhất là trên 1% với các mã STB -1,7% về 22.750 đồng, VCB -1,5% về 105.000 đồng, TPB -1,1% về 28.100 đồng.

Về thanh khoản, ngân hàng vẫn là nhóm hút tiền mạnh nhất với STB khớp lệnh 41,36 triệu đơn vị, tiếp đến là MBB khớp 32,5 triệu đơn vị, là mã thanh khoản cao nhất HOSE. Ngoài ra, CTG khớp hơn 22 triệu đơn vị, TCB khớp 14,5 triệu đơn vị, các mã TPB, HDB, BID, VIB khớp từ 4-6 triệu đơn vị.

Tương tự, cổ phiếu Vingroup cũng đã yếu đà khi VRE chỉ còn tăng 1,9% lên 35.150 đồng, VIC +2,7% lên 127.700 đồng, VHM +0,1% lên 101.800 đồng, trong đó VRE khớp 8,2 triệu đơn vị, VIC và VM khớp 1-2 triệu đơn vị.

Mã SSI đã quay đầu tăng điểm vào cuối phiên sáng với mức tăng 0,1% lên 35.050 đơn vị, khớp lệnh 15,36 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, sắc tím chỉ còn duy trì tại AMD, TNI, DLG, VOS…, còn HQC chỉ còn tăng 5,5% lên 3,620 đồng. Các mã ROS, LDG, HAI, TTF… duy trì được mức tăng khá tốt. ROS khớp hơn 31 triệu đơn vị. HQC khớp gần 28 triệu đơn vị.

Ngược lại, các mã FLC, ITA, SCR, HNG, TCH, HHS… vẫn chìm trong sắc đỏ, trong đó FLC khớp 23,5 triệu đơn vị, vượt trội so với các mã còn lại từ 8-12 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, đà giảm tăng mạnh hơn về cuối phiên khi áp lực chốt lời gia tăng tại nhóm cổ phiếu trụ. Trong đó, SHB -1,7% về 22.750 đồng, NVB -3,3% về 17.500 đồng, các mã SHS, PVS, PVC… giảm từ 2-4%.

SHB khớp gần 16 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. SHS khớp 12,3 triệu đơn vị.

Sắc xanh chỉ còn tồn tại ở một số mã như VC3, CEO, NBC hay LHC.

VND tăng 0,6% lên 33.400 đồng, khớp lệnh 13,69 triệu đơn vị.

Chốt phiên sáng, với có 85 mã tăng và 122 mã giảm, HNX-Index giảm 1,92 điểm (-0,66%) về 289,32 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 131,95 triệu đơn vị, giá trị 2.453,47 tỷ đồng, tăng 35% về khối lượng và 45% về giá trị so với phiên sáng 5/4. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 2 triệu đơn vị, giá trị hơn 33 tỷ đồng.

Trên UPCoM, chỉ số UPCoM-Index chìm trong sắc đỏ ngay khi mở cửa và đà giảm tăng dần về cuối phiên.

Chốt phiên sáng, với 127 mã tăng và 124 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,58 điểm (-0,17%) về 82,46 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 54,92 triệu đơn vị, giá trị 727,07 tỷ đồng, , tăng 11% về khối lượng và nhích nhẹ 1% về giá trị so với phiên sáng 5/4. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,1 triệu đơn vị, giá trị 46,5 tỷ đồng.

Cổ phiếu BSR đứng giá 17.800 đồng và giao dịch sôi động nhất thị trường với 8,23 triệu đơn vị.

Đứng ở vị trí tiếp theo về thanh khoản là VHG và KSH. Trong đó, VHG tăng 8% lên 2.700 đồng, khớp hơn 5 triệu đơn vị. KSH tăng trần 14,8% lên 3.100 đồng, khớp 4,7 triệu đơn vị.

Tin bài liên quan