Trong phiên hôm qua, thông tin về số ca nhiễm Covid-19 gia tăng tại Đà Nẵng và lây lan ra nhiều địa phương khác, nhà đầu tư lo sợ đẩy mạnh bán ra, đẩy VN-Index giảm 30 điểm. Tuy nhiên, tại ngưỡng hỗ trợ 780 điểm, lực cầu bắt đáy nhập cuộc đã giúp chặn đà rơi của chỉ số.
Áp lực bán gia tăng sau giờ nghỉ trưa đẩy VN-Index xuống 780 điểm. Tuy nhiên, một lần nữa, lực mua bắt đáy lại xuất hiện, kéo chỉ số đi lên trên 790 điểm khi đóng cửa.
Theo PHS, về mặt kỹ thuật, tín hiệu phiên 29/7 cho thấy áp lực bán yếu dần khi khối lượng tiếp tục sụt giảm. Với tín hiệu nến rút chân thì thị trường có thể tiếp tục hồi phục T+ vài phiên tới với kháng cự là vùng gap 800-825 điểm.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay 30/7, lực mua kỹ thuật từ sớm xuất hiện đã kéo VN-Index tăng nhanh hơn 10 điểm lên trên 800 điểm với sắc xanh áp đảo trên bảng điện tử, trong đó ở nhóm bluechip nổi bật là sắc tím của GAS.
Tuy nhiên, việc GAS cùng nhiều mã lớn sau đó chững lại đã khiến đà đi lên của VN-Index bị chặn lại và hạ nhiệt nhẹ sau hơn 1 giờ giao dịch.
Mặc dù vậy, thanh khoản thị trường đang khá chậm lại là một vấn đề lớn. Cõ lẽ nhiều nhà đầu tư sợ rơi vào mẫu tăng giá (bulltrap) chọn cách đứng ngoài quan sát, chờ đợi thêm các thông tin mới từ diễn biến dịch Covid-19 trong nước.
Giao dịch tiếp tục trầm lắng ở nửa sau của phiên, lực mua chỉ mang tính chất thăm dò là chủ yếu khiến thanh khoản suy giảm mạnh, VN-Index theo đó lình xình đi ngang ở mức dưới 800 điểm cho đến khi kết phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 223 mã tăng và 113 mã giảm, VN-Index tăng 7,24 điểm (+0,92%), lên 798,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 104 triệu đơn vị, giá trị 1.657,4 tỷ đồng, giảm 56% về giá trị và 52% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 14,19 triệu đơn vị, giá trị 340,22 tỷ đồng.
Cổ phiếu GAS là động lực chính ở nửa đầu phiên đã hạ nhiệt nhanh từ mức giá trần xuống chỉ còn +1,9% lên 64.700 đồng.
Một số mã lớn, bluechip tăng nổi bật có HVN +2,3% lên 22.150 đồng; VHM +2% lên 75.500 đồng; VNM +2,2% lên 108.300 đồng; CTG +1,9% lên 21.250 đồng; CTD +1,9% lên 68.300 đồng; TCB +1,7% lên 18.450 đồng; BVH +1,6% lên 40.750 đồng. Các mã VIC, MSN, PLX, VPB, STB nhích từ 1% đến 1,5%.
Giảm điểm đáng tiếc chỉ có ở PNJ -0,2% xuống 51.400 đồng; EIB -3,4% xuống 17.050 đồng cùng SAB và MWG đứng tham chiếu,
Cổ phiếu HPG trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức 2019 bằng tiền theo tỷ lệ 5% và bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 20% đã tăng 0,9% lên 231.950 đồng, khớp lệnh hơn 6,12 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thị trường đa số đều tăng nhưng thanh khoản suy giảm với ITA, HSG, ASM, SZC, DBC, DXG, HBC, DLG, OGC...khớp từ 0,82 triệu đến 3,64 triệu đơn vị.
Trái lại, HQC và ROS là 2 đại diện giảm giá đáng kể nhất, trong đó, HQC -1,4% xuống 1.450 đồng, khớp lệnh dẫn đầu HOSE với hơn 6,5 triệu đơn vị; ROS -1,8% xuống 2.180 đồng, khớp hơn 3,43 triệu đơn vị.
Cùng với đó là DAH, khi giảm sàn -6,9% xuống 5.900 đồng, khớp hơn 3,63 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index chớm đỏ khi mở cửa, sau đó có nhịp tăng trở lại khá tốt, nhưng lực mua yếu dần khiến chỉ số cũng thu hẹp đà đi lên.
Nhóm cổ phiếu nâng đỡ chỉ số có ACB +1,4% lên 22.500 đồng; VCG +1,5% lên 26.500 đồng; SHB +0,8% lên 12.000 đồng; PVS +0,9% lên 10.900 đồng; TNG +1% lên 10.600 đồng; AMV +3,5% lên 14.900 đồng, còn NVB, NDN, PVI, MBS đứng giá.
Trái lại, SHS -1,9% xuống 10.000 đồng; CEO -1,5% xuống 6.800 đồng; TVC -1,4% xuống 7.300 đồng; TAR -1,1% xuống 17.700 đồng...
Nhóm cổ phiếu nhỏ ACM, KLF, MPC tăng kịch trần, trong khi đó HUT đứng tham chiếu.
Trong đó, HUT thanh khoản cao nhất sàn với hơn 1,93 triệu đơn vị; PVS có 1,34 triệu đơn vị; SHB có 1,3 triệu đơn vị; NVB có 1,1 triệu đơn vị; ACB có 1,05 triệu đơn vị.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 49 mã tăng và 49 mã giảm, HNX-Index tăng 0,76 điểm (+0,71%), lên 107,62 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 15,67 triệu đơn vị, giá trị 146,85 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,75 triệu đơn vị, giá trị 7,15 tỷ đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index diễn biến khá giống VN-Index, khi đạt đỉnh vào giữa phiên, sau đó chững lại và đi ngang cho đến kết phiên.
Nhóm cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất đa số tăng với LPB, BSR, C4G, VIB, G36, BVB, VGI, OIL, HND, CTR, QNS...
Trong đó, LPB thanh khoản cao nhất với hơn 2,52 triệu đơn vị, tăng 2,5% lên 8.200 đồng; BSR có 0,94 triệu đơn vị, tăng 1,7% lên 5.900 đồng.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,38 điểm (+0,7%), lên 54,55 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 7 triệu đơn vị, giá trị 77,82 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,42 triệu đơn vị, giá trị 11,67 tỷ đồng.