Trong phiên hôm qua, ảnh hưởng từ nhóm FLC, lực bán lân lan sang các mã có tính đầu cơ cao khác kéo hàng loạt mã giảm sàn theo như HQC, OGC, SJF, LDG...
Sau vụ việc tại nhóm FLC, dòng tiên dịch chuyển dần từ nhóm cổ phiếu đầu cơ sang nhóm cơ bản, trong đó đáng chú ý là VN30, đặc biệt là nhóm ngân hàng, giúp thị trường hãm đà rơi trước áp lực bán diễn ra trên diện rộng ở các nhóm khác.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 31/3, thị trường bật lên ngay từ sớm nhờ nhóm bluechip với những cái tên như VNM, FPT, VRE, MWG với mức tăng trên dưới 3% đã kéo VN-Index dần nhích lên vùng tâm lý 1.500 điểm.
Dù vậy, quá trình đi lên của chỉ số không dễ dàng gì, khi áp lực bán luôn thường trực ở những nơi khác và sự thận trọng cao của nhà đầu tư, với các nhóm ngành hầu hết chỉ biến động nhẹ về giá.
Trừ phần nào đó là ở một số cổ phiếu tại nhóm bất động sản khu công nghiệp với LHG, TIP, SZC, ITA, KBC, BCM đang có mức tăng vượt trội so với phần còn lại, trong đó, TIP vọt lên giá trần tại 55.200 đồng, LHG vọt hơn 5,5%, SZC tăng hơn 3%...
Trên thị trường, sự chú ý vẫn dành cho nhóm cổ phiếu họ FLC, với FLC và ROS vẫn giảm hết biên độ từ sớm và dư bán tổng cộng hơn 160 triệu đơn vị sau hơn 1 giờ giao dịch.
Trong khi AMD và HAI được bắt đáy mạnh, khối lượng giao dịch đang cao nhất nhì HOSE, trong đó, cả hai đều thoát mức giá sàn dù vẫn còn giảm mạnh trên dưới 5%.
Cặp đôi khác liên quan là KLF và ART trên sàn HNX cũng giao dịch sôi động nhất và tránh được mức giá sàn, với KLF mất gần 4%, ART giảm gần 7%.
Tiếp tục nhích dần lên nhờ ‘hơi thở’ của một số bluechip, nhưng việc không thể chạm tới 1.500 điểm do sự phân hóa trên bảng điện tử dâng cao, khiến VN-Index thoái lui nhẹ về gần 1.495 điểm khi kết phiên với thanh khoản mất hút.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 212 mã tăng và 212 mã giảm, VN-Index tăng 4,77 điểm (+0,32%), lên 1.495,28 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 388 triệu đơn vị, giá trị 12.624,7 tỷ đồng, giảm hơn 27% về khối lượng và 26% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 20,7 triệu đơn vị, giá trị 830 tỷ đồng.
Nhóm bluechip trong rổ VN30 dù chỉ có 5 mã giảm và 21 mã tăng, nhưng phần lớn biến động không đáng kể, như VJC, SAB, BID, HDB, TCB, NVL, VIC, SSI chỉ tăng từ 0,1% đến 0,5%, trong khi MSN, HPG, STB, GAS, PDR chỉ giảm từ 0,1% đến hơn 1%.
Tuy vậy, sức bật đến từ nhóm cổ phiếu thúc đẩy thị trường ngay từ sớm và là nhân tố chính giúp VN-Index còn xanh là VNM, VRE, FPT, MWG.
Theo đó, VNM phiên này là bluechip tăng tốt nhất +3,3% lên 78.700 đông và là cổ phiếu đóng góp lớn nhất cho VN-Index với hơn 1,3 điểm tích cực. Tiếp theo là VRE +3,1% lên 33.500 đồng, FPT +2% lên 108.100 đồng và MWG +1,5% lên 146.500 đồng.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nổi lên có nhóm bất động sản khu công nghiệp, nhưng cũng chỉ còn TIP giữ vững giá trần +7% lên 55.200 đồng và LHG +5,5% lên 58.000 đồng, trong khi các mã khác tăng tốt từ sớm đều hạ thấp độ cao như SZC +2,8% lên 77.600 đồng, ITA +2,5% lên 16.600 đồng, D2D +2,4% lên 63.100 đồng, BCM +2,1% lên 73.500 đồng, KBC +1,9% lên 53.700 đồng.
Sắc xanh khác còn tại các cổ phiếu xây dựng, bất động sản như GEX, DXG, CII, BCG, SJF, TCH, NLG, FCN, PC1, HHV…nhưng ngoài đà tăng tốt của GEX +3,3% lên 39.400 đồng, thì còn lại cũng chỉ xanh nhạt.
Đáng chú ý là VGC đột ngột tăng kịch trần +6,9% lên 64.800 đồng, khớp 2,56 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, nhóm nhà FLC vẫn giảm sâu nhất với FLC, ROS yên vị ở mức giá sàn tại 11.000 đồng và 7.060 đồng, tổng lượng dư bán sàn hai mã này hơn 166 triệu đơn vị.
Trong khi đó, AMD cũng giảm sàn -6,9% xuống 5.360 đồng, khớp lệnh dẫn đầu HOSE với 14,8 triệu đơn vị, HAI còn giảm mạnh 5,7% xuống 5.160 đồng, khớp 10,47 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu khác như ở nhóm bất động sản với NVT, UDC giảm sàn, MCG mất 6,8% xuống 9.830 đồng, HQC -4,9% xuống 8.890 đồng, khớp lệnh chỉ đứng sau AMD trên sàn, với 13,5 triệu đơn vị khớp lệnh, OGC -4,7% xuống 17.200 đồng, QCG -4,3% xuống 15.700 đồng, HAR -4,1% xuống 10.500 đồng, TNT -3,4% xuống 17.300 đồng…
Nhóm cổ phiếu thép phiên này nằm trong số các nhóm giảm sâu nhất, ngoài HPG may mắn giảm nhẹ 0,4% và TLH nhích 0,5%, thì NKG giảm mạnh -4,8% xuống 46.850 đồng, SMC -4,5% xuống 42.000 đồng, HSG -2,3% xuống 35.450 đồng, VIS -2,3% xuống 14.800 đồng, POM -1,4% xuống 13.800 đồng.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index chớm đỏ khi mở cửa và bật lên nhanh sau đó, nhưng sự dao động cũng khá lớn, khi thêm một lần đổ đèo sau đó, trước khi hồi lên ở những phút cuối.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 73 mã tăng và 145 mã giảm, HNX-Index tăng 1,14 điểm (+0,25%), lên 452,34 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 76,5 triệu đơn vị, giá trị 2.103,57 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,25 triệu đơn vị, giá trị 37,6 tỷ đồng.
Một vài cổ phiếu còn tăng là SVN, KSD khi chạm giá trần tại 11.000 đồng và 12.200 đồng, khớp hơn 0,3 triệu đơn vị. Cùng IDC +5,9% lên 79.400 đồng là bệ đỡ lớn nhất cho HNX-Index, bên cạnh NVB +4,8% lên 37.500 đồng, L14 +1,8% lên 345.000 đồng.
Phần còn lại, nhất là ở nhóm cổ phiếu có thanh khoản cao đều giảm, trong đó, hai cổ phiếu liên đến FLC là KLF -7,4% xuống 5.000 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với 14,9 triệu đơn vị, ART -6,8% xuống 8.200 đồng, khớp 7,22 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu giảm sâu khác còn có VC9 giảm sàn -10% xuống 21.700 đồng, HUT -7,2% xuống 35.900 đồng, HOM -5% xuống 9.600 đồng, DST -4,2% xuống 13.600 đồng, còn PVS -1,4%, CEO -0,8%, TNG -2%, BII -1,6%, PVC -2,2%, TAR -1,7%...
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index nhích lên từ sớm và giằng co, rung lắc ở ngay trên tham chiếu trong suốt cả phiên.
Sắc đỏ chiếm ưu thế trên bảng, với VHG, BSR, C4G, OIL, DDV, TVN, CEN, PAS, TCI, VGI, LTG, BOT...với thiệt hại lớn nhất tại DDV -4,3% xuống 28.800 đồng, CEN -4,2% xuống 18.200 đồng.
Trong khi VGT, ABB, VEA, QNS, SGP nhích lên, với VGT phiên này giao dịch sôi động nhất khi khớp 4,52 triệu đơn vị, tăng nhẹ 1,1% lên 27.000 đồng, còn VEA nổi trội nhất với mức tăng 6,1% lên 48.600 đồng.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,27 điểm (+0,24%), lên 117,16 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 32,7 triệu đơn vị, giá trị 779 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 59,4 triệu đơn vị, giá trị 2.479,3 tỷ đồng.
Trong đó, chủ yếu là 57,82 triệu cổ phiếu VCR – CTCP Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex, trị giá hơn 2.451 tỷ đồng. Nhiều khả năng đây là giao dịch mua cổ phiếu của Tổng CTCP Vinaconex (VCG), khi đăng ký mua đúng 57,82 triệu cổ phiếu VCR từ ngày 31/3 đến 29/4.