Sau khi có thông tin vào tháng 5 và tháng 6 năm 2022, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước gửi nhiều công văn yêu cầu Công ty Tân Tạo công bố thông tin Tòa án mở thủ tục phá sản đối với Công ty Tân Tạo. Quyết định mở thủ tục phá sản số 56/2018/QĐ-MTTPS ngày 25/1/2018 của Tòa án nhân dân TP.HCM căn cứ đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xây dựng Quốc Linh, cổ phiếu ITA đã bị bán tháo trong phiên đầu tuần này và giảm sàn xuống 8.300 đồng với lượng dư bán sàn lớn.
Ngay sau đó, ITA đã có văn bản kêu cứu giải thích về giao dịch với Công ty Quốc Linh, tuy nhiên cổ phiếu ITA vẫn tiếp tục bị bán tháo trong phiên hôm qua (28/6) xuống mức sàn 7.720 đồng với lượng dư bán sàn lên tới hơn 26 triệu đơn vị.
Cổ phiếu ITA có 2 phiên đi ngược với xu hướng của thị trường và nhiều nhóm cổ phiếu thị giá nhỏ khác trên sàn. Trong 2 phiên đầu tuần, VN-Index có mức tăng tốt vượt qua ngưỡng 1.200 điểm, có lúc đã leo lại lên ngưỡng 1.220 điểm với sắc tím nở rộ ở nhiều mã thị trường, đặc biệt nhóm FLC có 6 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 5 phiên gần nhất tăng trần. Các mã HQC, DLG, hay nhóm Louis…, dù không khởi sắc như nhóm FLC nhưng cũng tăng mạnh. Trong khi đó, ITA lại liên tục bị bán tháo.
Trong phiên sáng nay, cổ phiếu này tiếp tục bị bán tháo và giảm sàn về 7.180 đồng với lược dư bán sàn cũng lên tới cả chục triệu đơn vị. Tuy nhiên, chỉ khoảng 18 phút sau, lực cầu đã hoạt động mạnh, hấp thụ hết lượng dư bán sàn và cả lượng dư bán ở các mức giá khác, kéo ITA lên thẳng mức giá trần 8.260 đồng và còn dư mua trần tới hơn 3 triệu đơn vị.
Trường hợp ITA, hay FLC cho thấy, cuộc chơi ở các mã penny như trò chơi tàu lượn, luôn có tốc độ cao chóng mặt và thay đổi liên tục, khiến nhà đầu tư không kịp trở tay.
Về diễn biến chung của thị trường, sau khi điều chỉnh hơn 10 điểm lúc mở cửa, thị trường đã nhanh chóng hồi trở lại nhờ sự vững chắc của nhóm ngân hàng.
Tuy nhiên, ngay sau đó, lực cung gia tăng hấp thụ hết lượng dư mua trần và đưa ITA về mức giá 8.000 đồng trước khi bước vào giờ nghỉ trưa, tăng 3,6%. Với lực cung cầu khủng, ITA là mã có thanh khoản tốt nhất thị trường sáng nay với 36,1 triệu đơn vị được khớp.
Trường hợp ITA, hay FLC cho thấy, cuộc chơi ở các mã penny như trò chơi tàu lượn, luôn có tốc độ cao chóng mặt và thay đổi liên tục, khiến nhà đầu tư không kịp trở tay.
Về diễn biến chung của thị trường, sau khi điều chỉnh hơn 10 điểm lúc mở cửa, thị trường đã nhanh chóng hồi trở lại nhờ sự vững chắc của nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, khi vượt qua tham chiếu, lên test lại ngưỡng 1.220 điểm, VN-Index đã bị đẩy bật trở lại giống như phiên chiều qua, VN-Index lùi về gần ngưỡng 1.210 điểm.
Chốt phiên sáng, VN-Index giảm 6,30 điểm (-0,52%), xuống 1.211,8 điểm với 129 mã tăng, chỉ duy nhất TNC giữ được sắc tím, trong khi có 291 mã giảm và cũng chỉ có 2 mã giảm sàn là BBC, DAT. Tổng khối lượng giao dịch đạt 302,7 triệu đơn vị, giá trị 6.526,6 tỷ đồng, tăng 8% về khối lượng, nhưng tương đương về giá trị, chủ yếu do giao dịch đột biến của ITA. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 17,6 triệu đơn vị, giá trị 665,3 tỷ đồng.
Ngoài ITA, VND cũng có giao dịch sôi động sáng nay với tổng khớp gần 22,8 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,6% lên 18.600 đồng, có lúc giảm 1,9%.
Một cổ phiếu chứng khoán khác là SSI cũng có giao dịch tích cực với 11,2 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1% lên 19.800 đồng, có lúc cũng giảm 2%.
Tuy nhiên, tăng mạnh nhất nhóm chứng khoán là HCM với 2,8% lên 21.850 đồng, tiếp đó là VCI tăng 2,1% lên 35.750 đồng. Trong khi TVS và APG đi ngược xu hướng của nhóm.
Nhóm ngân hàng không còn duy trì được phong độ như nửa phiên sáng, là tác nhân khiến VN-Index đảo chiều. Nhóm này có sự phân hóa rõ, trong đó nhóm giảm có “anh cả” VCB với mức giảm 1,2% xuống 75.400 đồng, còn giảm mạnh nhất là EIB giảm 2,8% xuống 32.600 đồng.
Ở chiều ngược lại, VIB là mã tăng mạnh với mức tăng 4,3% lên 23.050 đồng, tiếp đó là BID tăng 2,4% lên 34.450 đồng.
Nhóm thép cũng có nhiều sắc xanh, nhưng chỉ tăng nhẹ, trong khi HPG lại đứng giá tham chiếu.
Sàn HNX cũng giảm khi mở cửa, sau đó cũng hồi, nhưng bị đẩy ngược trở lại cuối phiên, thậm chí về mức thấp nhất phiên.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 2,71 điểm (-0,96%), xuống 281,16 điểm với 56 mã tăng, trong khi có 106 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 19,6 triệu đơn vị, giá trị 487 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,5 triệu đơn vị, giá trị 64,6 tỷ đồng.
UPCoM thì lại có sắc xanh trong gần như phần lớn thời gian của phiên sáng, nhưng vẫn để mất điểm vào ít phút cuối phiên.
Các mã bluechip trên sàn này chủ yếu giảm, ngoại trừ SHS tăng 1,4% lên 14.900 đồng, khớp cao nhất sàn 5,3 triệu đơn vị.
Còn lại PVS giảm 1,6% xuống 25.000 đồng, khớp 3,73 triệu đơn vị; CEO giảm 0,7% xuống 29.200 đồng, khớp 1,79 triệu đơn vị; HUT giảm 1,4% xuống 27.300 đồng; IDC giảm 0,4% xuống 50.800 đồng…
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,09 điểm (-0,11%), xuống 88,91 điểm với 121 mã tăng, 108 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 32,4 triệu đơn vị, giá trị 556,7 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 8,8 triệu đơn vị, giá trị 129,3 tỷ đồng.
BSR giảm 4,4% xuống 28.500 đồng, khớp 8,1 triệu đơn vị, cao nhất thị trường UPCoM. VHG lại là mã tăng mạnh 8,3% lên 3.900 đồng, khớp 3,1 triệu đơn vị. Mã chứng khoán SBS cũng có giao dịch tích cực khi tăng 3,5% lên 8.900 đồng, khớp 2,57 triệu đơn vị.