Giao dịch chứng khoán phiên sáng 26/5: Nhóm công ty chứng khoán nổi sóng, họ nhà FLC bị bán tháo

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 26/5: Nhóm công ty chứng khoán nổi sóng, họ nhà FLC bị bán tháo

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Đà tăng của thị trường đang gặp thử thách ở ngưỡng cản quanh 1.280 điểm, nhưng giao dịch nhìn chung vẫn khá tích cực với thanh khoản tiếp tục được cải thiện.

Trong phiên hôm qua, dòng tiền nhập cuộc tích cực và hoạt động mạnh mẽ trong suốt cả phiên, trong khi lực cung giá thấp không còn, cùng sự hứng khởi của nhà đầu tư giúp sắc tím đã dần lan rộng và chốt phiên với 48 mã, VN-Index tăng vọt hơn 35 điểm lên gần 1.270 điểm khi đóng cửa.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 26/5, tâm lý nhà đầu tư tiếp tục được cải thiện, khi dòng tiền tương đối mạnh đã tham gia ngay từ sớm, độ rộng thị trường tích cực, nhưng do nhóm bluechip phân hóa và VN-Index hướng lên vùng kháng cự mạnh gần 1.280 điểm đã khiến rung lắc diễn ra trên vùng giá cao.

Điểm đáng chú ý sáng nay thuộc về nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán, khi đồng loạt tăng, với ORS tăng kịch trần lên 17.850 đồng, VND, HCM, FTS, CTS, VIX, AGR đều tăng trên dưới 4%, đáng kể là SSI, khi tăng hơn 4% và đang là cổ phiếu giao dịch sôi động nhất sàn HOSE với hơn 15 triệu đơn vị khớp lệnh.

Ở chiều ngược lại là diễn biến ở nhóm cổ phiếu FLC, ROS, HAI và AMD, khi đồng loạt bị bán tháo và giảm về mức giá sàn, sau khi ba trong số đó là FLC, ROS và HAI đã nhận quyết định từ HOSE về việc chuyển từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 1/6/2022. Nguyên nhân do các công ty chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Thử thách từ sớm ngưỡng cản 1.280 điểm, nhưng không thành công, thị trường chùng xuống và thiếu động lực sau đó khiến VN-Index dần bị đẩy về gần tham chiếu và giằng co nhẹ cho đến khi kết phiên.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 265 mã tăng và 175 mã giảm, VN-Index tăng 2,75 điểm (+0,22%), lên 1.271,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 331,7 triệu đơn vị, giá trị 8.123,6 tỷ đồng, tăng nhẹ về khối lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 9,26 triệu đơn vị, giá trị 280,5 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu bluechip phân hóa và đa phần chỉ dao động với biên độ giá thấp, như NVL, là cổ phiếu giảm mạnh nhất trong rổ VN30 nhưng cũng chỉ giảm 1,5% xuống 77.700 đồng, các cổ phiếu MSN -1,4%, VCB -1,2%, VNM -1%, VIC -0,8%...

Ở chiều ngược lại, đa số cũng chỉ nhích trên dưới 1% như ACB, MWG, ACB, GAS, FPT, TCB, BID, KDH, ngoại trừ một số nổi bật như PLX +3% lên 42.650 đồng, HPG +2,2% lên 35.200 đồng, VHM +1,8% lên 69.100 đồng.

Đáng chú ý nhất là SSI, khi tăng 4% lên 29.950 đồng, khớp lệnh vượt trội trong nhóm và cũng cao nhất toàn thị trường với 21,49 triệu đơn vị khớp lệnh.

Đà tăng của SSI cũng đã có tác động tích cực chung đến nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán, với hàng loạt cổ phiếu có mức tăng khá như ORS tăng kịch trần +6,9% lên 17.850 đồng, VDS cũng tăng hết biên độ +7% lên 22.300 đồng.

Các mã còn lại dù vẫn tăng khá, nhưng phần lớn không giữ được mức cao nhất trong phiên, như HCM +2,5% lên 24.600 đồng, FTS +3,4% lên 38.200 đồng, CTS +3,2% lên 22.400 đồng, AGR +3,5% lên 13.250 đồng, VIX +3,5% lên 13.250 đồng, VND +2,1% lên 24.800 đồng, APG +2% lên 9.830 đồng.

Nhóm thép với sự hồi phục của HPG cũng đã kéo HSG, NKG, SMC, TLH nhích lên, đều tăng hơn 2,5% mỗi mã, trừ NKG chỉ nhích 1,8%, thanh khoản HPG khớp hơn 9 triệu đơn vị, HSG khớp 4,77 triệu đơn vị, NKG khớp hơn 3,5 triệu đơn vị.

Ở những nơi khác, một số cổ phiếu có tính thị trường cao như TSC, TNT, APH, DBC, VNE có phiên khởi sắc khi tất cả đều kết phiên tăng kịch trần, trong đó, TSC khớp được hơn 5,28 triệu đơn vị, APH khớp hơn 3,75 triệu đơn vị, DBC khớp hơn 1,78 triệu đơn vị.

Tăng tốt khác còn tại một số cổ phiếu như CSV, VOS, NHH, HID, cặp đôi mía đường SBT và LSS, bất động sản NHA, FIT, KHG khi tăng từ 4% đến gần 6%,

Ở nhóm cổ phiếu giao dịch sôi động nhất, chứng chỉ quỹ FUEVFVND khớp hơn 10,4 triệu đơn vị, chỉ đứng sau SSI trên sàn, giá tăng 0,8% lên 27.300 đồng.

Các sắc xanh còn có tại GEX, DXG. TCH, ITA, AAA, TTF, LDG, HNG, HBC, SCR, DCM…khớp từ 1,93 triệu đến 7,5 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu họ FLC nằm sàn với khối lượng dư bán giá sàn chất đống, trong đó, FLC khớp hơn 5 triệu đơn vị, dư bán sàn hơn 16,4 triệu đơn vị, ROS khớp 3,52 triệu đơn vị, dư bán sàn hơn 19,8 triệu đơn vị, HAI khớp 1,55 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 4 triệu đơn vị, AMD cũng giảm sàn -6,8% xuống 3.560 đồng, khớp 4,58 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, giao dịch ảm đạm hơn, khi HNX-Index chỉ níu giữ được sắc xanh trong chưa đầy một giờ đồng hồ sau khi mở cửa và đã lao xuống dưới tham chiếu và giằng co cho đến khi kết phiên.

Chốt phiên, sàn HNX có 94 mã tăng và 84 mã giảm, HNX-Index giảm 1,42 điểm (-0,45%), xuống 313,49 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 47,38 triệu đơn vị, giá trị 897,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận không đáng kể.

Bảng điện tử HNX phân hóa mạnh, với IDJ, APS, LAS, TVC, PVL, DL1, NBC, LIG, MBS, BCC, còn tăng điểm, với NBC +9,1% lên 16.800 đồng, PVL +7,2% lên 7.400 đồng, LAS +7% lên 15.300 đồng và điểm sáng CTC khi tăng kịch trần +9,4% lên 5.800 đồng.

Trong khi khá nhiều cổ phiếu bị bán và giảm từ sớm như KLF -7% xuống 4.000 đồng, khớp lệnh cao nhất HNX với 5,88 triệu đơn vị, ART -4,9% xuống 5.800 đồng, khớp 2,97 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu PVS, CEO, HUT, PVC, TNG, AMV, HDA, NRC cũng đều giảm, dù mức giảm phần lớn chỉ ở mức thấp, trong khi SHS, IDC, BII, MBG đứng tham chiếu.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index mở cửa có nhịp tăng khá tốt, nhưng sau đó đã chững lại và lùi về gần tham chiếu, đi ngang cho đến khi kết phiên.

Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,31 điểm (+0,33%), lên 95,09 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 24,8 triệu đơn vị, giá trị 424,65 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,92 triệu đơn vị, giá trị gần 51 tỷ đồng, trong đó, chủ yếu là 3,4 triệu cổ phiếu TCI, trị giá gần 40 tỷ đồng.

Gần 30 cổ phiếu thanh khoản tốt nhất trên UpCoM, ngoài BSR -0,8% và BVB -0,7%, thì còn lại đều tăng điểm, trong đó, LMH rực sáng với mức tăng trần +14,3% lên 7.200 đồng, thanh khoản cũng cao nhất UpcoM với 2,95 triệu đơn vị khớp lệnh.

Tăng khá còn có FTM +15,4% lên 3.000 đồng, CST +7,1% lên 18.200 đồng, CLX +6,3% lên 21.800 đồng, TCI +5,8% lên 11.00 đồng, VTP +5,6% lên 69.500 đồng…

Tin bài liên quan