Giao dịch chứng khoán phiên sáng 2/6: Ngân hàng níu chân VN-Index

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 2/6: Ngân hàng níu chân VN-Index

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Việc thiếu vắng nhóm cổ phiếu dẫn dắt và dòng tiền mạnh hỗ khiến VN-Index chưa thể chinh phục được ngưỡng cản 1.300 điểm. Sự hỗ trợ của nhóm dầu khí, công nghệ chỉ giúp chỉ số này không giảm sâu trước áp lực từ nhóm tài chính và vật liệu cơ bản. 

Trong phiên hôm qua, sự thận trọng khiến thị trường giằng co nhẹ quanh tham chiếu trong suốt cả phiên sáng. Có lúc VN-Index tiến lên test lại ngưỡng 1.300 điểm nhưng bất thành khi dòng tiền không quá mạnh.

Sau giờ nghỉ trưa, thị trường bị kéo xuống khi nhóm dầu khí hạ nhiệt, nhưng nhanh chóng, VN-Index được kéo ngược trở lại nhờ sự bứt lên của VCB và MSN. Thậm chí, có lúc vượt 1.300 điểm, nhưng đáng tiếc không giữ được mốc cản này khi đóng cửa.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 1/6, diễn biến tương tự tiếp diễn, khi VN-Index đảo chiều quanh tham chiếu vài nhịp trong biên độ hẹp, với sắc đỏ lấn át trên bảng điện tử, trong đó sức ép lớn nhất đến từ nhóm ngân hàng và vật liệu cơ bản, trong khi nhóm dầu khí và công nghệ tiếp tục duy trì đà tăng, làm đối trọng giúp VN-Index không giảm sâu.

Dù vậy, việc thiếu đi sự ủng hộ của dòng tiền lớn, cũng như sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng khiến VN-Index chưa thể vượt qua được ngưỡng cản tâm lý mạnh 1.300 điểm trong đợt hồi phục này.

Trong nhóm tài chính, nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán hồi phục tốt với sắc đỏ chiếm thế áp đảo, trong khi nhóm ngân hàng lại vẫn đuối sức.

Giao dịch thị trường vẫn tương đối nhàm chán, thanh khoản chậm lại, độ rộng thị trường bị sắc đỏ lất án, chỉ số VN-Index cả phiên chỉ xoay nhẹ quanh tham chiếu và kết phiên trong

Chốt phiên, sàn HOSE có 157 mã tăng và 295 mã giảm, VN-Index giảm 1,98 điểm (-0,15%), xuống 1.297,54 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 267,2 triệu đơn vị, giá trị 8.243,7 tỷ đồng, giảm hơn 13% về khối lượng và 6% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 14,3 triệu đơn vị, giá trị 748,8 tỷ đồng.

Ở nhóm cổ phiếu trụ cột VN30, tuy có 21 mã giảm, nhưng ngoài TPB -2% xuống 31.300 đồng, HPG -2% xuống 33.650 đồng, thì còn lại chỉ giảm nhẹ trên dưới 1% như CTG, PDR, VCB, VIC, MSN, GAS, VHM, VNM, PLX…

Ở chiều ngược lại, PNJ là cổ phiếu tăng tốt nhất, dù không giữ được mức đỉnh trong phiên, những vẫn +4,9% lên 123.100 đồng.

Ngoài ra, tăng khá còn có BVH +3,4% lên 54.700 đồng, ACB +2,8% lên 25.600 đồng, GVR +2,8% lên 25.850 đồng, MWG +2,3% lên 148.900 đồng. Các mã xanh khác chỉ còn SSI +0,5%, NVL +1,3% và FPT +1,3%.

Thanh khoản phiên này HPG và SSI dẫn đầu và cũng là hai cổ phiếu giao dịch sôi động nhất sàn HOSE, với 11,47 triệu và 9,93 triệu đơn vị khớp lệnh.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một số cổ phiếu nông nghiệp, thủy sản đã hút dòng tiền tương đối tốt và tăng mạnh như FMC +2,6% lên 68.200 đồng, ACL +2,6% lên 29.200 đồng, NAV +2,8% lên 24.250 đồng, IDI +3,1% lên 27.000 đồng, AAM +4,4% lên 13.100 đồng, DBC +4,6% lên 26.100 đồng…

Bên cạnh đó là nhóm bảo hiểm, ngoài BVH nêu trên thì MIG +6,8% lên 31.500 đồng, khớp hơn 3,07 triệu đơn vị, BMI +1,6% lên 30.900 đồng, BIC +4,1% lên 28.000 đồng,

Ở nhóm cổ phiếu thanh khoản cao, sắc xanh chỉ lác đác còn ITA, KBC, TTF, IJC, AAA, CMX và nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán VCI, VND, nhưng đa số mức tăng không cao.

Một vài cổ phiếu nổi bật khác như BWE +6,8% lên 55.000 đồng, SZC +5% lên 56.400 đồng, VGC +4,2% lên 42.600 đồng và PET tăng kịch trần +6,9% lên 43.500 đồng, khớp lệnh trên dưới 1 triệu đơn vị mỗi mã.

Ở chiều ngược lại, không có mã nào giảm quá sâu, ngoại trừ OGC -5,8% xuống 12.100 đồng, HAP -3,9% xuống 8.490 đồng, AAT -3,6% xuống 13.500 đồng, các cổ phiếu TGG, SCR, CKG, DRH giảm hơn 3,4%.

Các sắc đỏ khác đáng kể tại LDG, DPM, BCG, PVT, NLG, DIG, DCM, GEX, HAG, DXG, HSG, HQC, PVD, dù mức giảm không mạnh, phần lớn chỉ trên dưới 1%, thanh khoản nhóm này thuộc top cao nhất sàn với khối lượng khớp lệnh từ hơn 1,64 triệu đến hơn 6,2 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, sau nhịp rơi khá mạnh thời điểm đầu phiên về gần 310 điểm, chỉ số HNX-Index đã bật lên, nhưng cũng chỉ đủ gần lên tham chiếu và đi ngang cho đến khi kết phiên.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 60 mã tăng và 111 mã giảm, HNX-Index giảm 0,57 điểm (-0,18%), xuống 314,8 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 48,7 triệu đơn vị, giá trị 1.196,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,52 triệu đơn vị, giá trị 3,77 tỷ đồng.

Bảng điện tử phân hóa mạnh, với các cổ phiếu SHS, HUT, TNG, IDC, BCC, TAR, VC7 nhích lên, trong khi PVS, PVC, CEO, IDJ, KLF, BII chìm trong sắc đỏ, còn APS, TVC, ART, DL1 đứng tham chiếu.

Trong đó, đáng chú ý là ở nhóm cổ phiếu tăng, với SHS +3,8% lên 19.100 đồng, khớp lệnh cao nhất HNX với 10,3 triệu đơn vị khớp lệnh, HUT +6,2% lên 32.400 đồng, TNG +3,5% lên 29.800 đồng, BCC +4,8% lên 17.300 đồng, TAR +3,3% lên 27.800 đồng, VC7 +9,9% lên 14.500 đồng.

Trong khi các mã giảm phần lớn chỉ giảm nhẹ, như PVS -1,6%, PVC -0,4%, CEO -0,2%, IDJ -1,4%...

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index mở cửa tăng điểm, nhưng cũng chỉ giữ được sắc xanh trong nửa đầu phiên, sau đó bị đẩy dần xuống tham chiếu.

Phiên này, giao dịch tập trung tại BSR, với hơn 11,4 triệu đơn vị khớp lệnh, giá cổ phiếu tăng khá +3,7% lên 28.100 đồng.

Các cổ phiếu tăng tốt còn SBS +2,2% lên 9.100 đồng, VGT +3% lên 20.300 đồng, DRI +7,8% lên 13.900 đồng, LTG +4,9% lên 38.900 đồng, FTM +5,6% lên 3.800 đồng, khớp từ 0,4 triệu đến hơn 1,51 triệu đơn vị.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,41 điểm (-0,43%), xuống 94,69 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 27,5 triệu đơn vị, giá trị 607 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,54 triệu đơn vị, giá trị 26,7 tỷ đồng.

Tin bài liên quan