Giao dịch chứng khoán phiên sáng 24/8: Hồi là bán

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 24/8: Hồi là bán

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Lực cầu bắt đáy kỹ thuật giúp nhiều mã hồi trở lại, nhất là nhóm ngân hàng, thép, nhưng lực cung chực chờ bán ra ở các nhịp hồi vẫn lớn khiến VN-Index chưa thể lấy lại sắc xanh. 

Trong phiên hôm qua, VN-Index mất hơn 30 điểm và thủng mốc 1.300 điểm, nhưng lực bán tập trung chủ yếu ở các mã lớn, những nhóm ngành ngân hàng, bất động sản, và thép và một vài nhóm đã tăng nóng trước đó. Nhưng vẫn còn nhiều nhóm không đồng thuận giảm điểm gồm chứng khoán, phân bón, dệt may...

Có một hy vọng đang mở ra khi nhóm ngân hàng chiếm gần 30% vốn hóa thị trường, đang có rất nhiều mã giá giảm về trở lại mức đáy đầu tháng 7, đây sẽ ngưỡng có thể chặn đà rơi của nhóm này và từ đó là cả VN-Index.

Mặc dù đã để mất tổng cộng 75 điểm sau hai phiên, nhưng chưa xuất hiện tình trạng bán bằng mọi giá, cũng như vẫn có một số nhóm ngành có thể “đặt lệnh” cùng thanh khoản vẫn ở mức cao cho thấy những tín hiệu tương đối khả quan của dòng tiền.

Thông thường, sau các phiên giảm mạnh, thị trường sẽ có nhịp hồi kỹ thuật trở lại và điều này đã diễn ra trong phiên giao dịch sáng nay 24/8. Tuy nhiên, lực cung chực chờ trong mỗi nhịp hồi khá lớn, khiến VN-Index không thể test lại thành công ngưỡng hỗ trợ, giờ trở thành ngưỡng cản 1.300 điểm, mà quay đầu giảm điểm.

Dù vậy, khi VN-Index về vùng 1.290 điểm, lực cầu bắt đáy hoạt động rất tốt với lượng khớp ở vùng điểm này tăng mạnh trong phiên sáng nay, ngăn đà giảm mạnh của VN-Index.

Một điểm đáng lưu ý là nhóm chứng khoán sau khi có những phiên lội ngược dòng ấn tượng, nhất là phiên hôm qua với sắc tím lan rộng, thì đến phiên hôm nay cũng đã chịu áp lực chốt lời, khiến đồng loạt quay đầu giảm giá.

Điều tương tự cũng đến với nhóm phân bón, dệt may với DPM, DCM, TCM đều đang nới rộng đà giảm.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 106 mã tăng và 266 mã giảm, VN-Index giảm 3,28 điểm (-0,25%), xuống 1.295,58 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 458,5 triệu đơn vị, giá trị 14.781,4 tỷ đồng, tăng hơn 6% về khối lượng và 4% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 46 triệu đơn vị, giá trị 1.340,5 tỷ đồng.

Các trụ cột thị trường chịu áp lực phân hóa mạnh, với rổ VN30 có thời điểm đã có tới 26 mã tăng, nhưng kết phiên chỉ còn 14 mã tăng, 12 mã giảm cùng VNM, VCB, TPB, POW đứng tham chiếu.

Trong số các cổ phiếu tăng VPB là đại diện nổi bật nhất, khi tăng cao nhất nhóm +1,7% lên 61.600 đồng và cũng là cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index, nhưng cũng chỉ hơn 0,5%.

Sự dè dặt ở nhóm bluechip thấy rõ, khi ngoài VPB thì chỉ còn PDR và STB nhích hơn 1%, theo đó, PDR +1,6% lên 83.500 đồng, khớp hơn2,69 triệu đơn vị, trong khi STB hạ nhiệt chỉ còn +1,3% lên 27.350 đồng, khớp lệnh dẫn đầu nhóm và cũng sôi động nhất HOSE với hơn 17,94 triệu đơn vị.

Còn lại các cổ phiếu MWG, VJC, MSN, PNJ, PLX, HPG, CTG, VRE, SAB, ACB nhích từ 0,2% đến 0,9%.

Ở chiều ngược lại, SSI là mã giảm sâu và đáng kể nhất, khi -3,5% xuống 61.200 đồng, khớp hơn 15 triệu đơn vị.

Các đại diện giảm giá khác còn có FPT, BVH, VIB, HDB, MBB, GAS, BID, VHM, GAS… nhưng không có mã nào mất đến 1%.

Trên bảng điện tử, nhóm cổ phiếu chứng khoán sau khi đã ngược dòng thị trường trong hai phiên lao dốc trước đó đã bị chốt lời trong phiên sáng nay và là nhóm bị bán mạnh nhất.

Ngoài SSI nêu trên thì VIX giảm sàn -7% xuống 28.650 đồng, VDS -6,7% xuống 29.250 đồng, CTS -6,6% xuống 28.350 đồng, FTS -5,5% xuống 53.000 đồng, HCM -5,4% xuống 54.000 đồng, VCI -4,3% xuống 59.500 đồng, AGR -4,1% xuống 16.500 đồng, APG -3,2% xuống 16.600 đồng.

Nhóm cổ phiếu có diễn biến tương tự là phân bón với DCM -3,1% xuống 23.750 đồng, DPM -4,2% xuống 35.650 đồng, BFC -4,7% xuống 34.800 đồng…

Nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ có thanh khoản cao giảm sâu như DIG -4,5% xuống 31.000 đồng, GEX -4,4% xuống 22.950 đồng, IJC -3,9% xuống 24.950 đồng, LCG -3,6% xuống 14.700 đồng, KDC -2,5% xuống 58.000 đồng, CII -2,6% xuống 17.100 đồng, VGC -3,9% xuống 33.600 đồng, khớp từ 1,69 triệu đến 8,68 triệu đơn vị.

Một vài cổ phiếu còn tăng đáng kể là SCR, LPB, ROS, NKG, PVD, PVT, PET…khớp từ 3,2 triệu đến 7,78 triệu đơn vị.

Ngoài ra là sắc tím tại một số cổ phiếu AGM, VMD, hay TCD +6,5% lên 21.300 đồng, BMC +5,5% lên 17.400 đồng, DGW +4,8% lên 88.000 đồng, VHC +3,4% lên 44.000 đồng…

Trên sàn HNX, tương tự, khi HNX-Index giằng co nhẹ ở ngay trên tham chiếu gần như trong nửa đầu phiên, trước khi gặp áp lực bán gia tăng sau đó và kết phiên trong sắc đỏ.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 52 mã tăng và 115 mã giảm, HNX-Index giảm 2,74 điểm (-0,82%), xuống 332,11 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 107,8 triệu đơn vị, giá trị 2.737,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 8,27 triệu đơn vị, giá trị 227,2 tỷ đồng.

Ở các cổ phiếu lớn, chỉ còn PVS, NVB, DXS giữ cho chỉ số không giảm sâu hơn, với PVS +2,1% lên 24.000 đồng, NVB +3,7% lên 28.200 đồng, DXS +4,7% lên 26.900 đồng.

Còn lại đều chìm trong sắc đỏ, với nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán chịu áp lực lớn nhất với VND -5,3% xuống 50.500 đồng, thanh khoản cũng vươn lên cao nhất HNX với 15,5 triệu đơn vị khớp lệnh.

Các mã khác trong ngành như SHS -2,3% xuống 38.900 đồng, MBS -7,7% xuống 33.600 đồng, ART -5,8% xuống 9.700 đồng, APS -5,8% xuống 14.500 đồng, BSI -5,1% xuống 27.800 đồng, BVS -6,3% xuống 34.000 đồng, PSI -7,2% xuống 11.600 đồng, TVB -4,4% xuống 21.500 đồng, EVS -6,3% xuống 34.200 đồng. Chỉ còn hai mã nhỏ ngược dòng là WSS +3,6% lên 11.400 đồng và VIG +5% lên 6.300 đồng.

Các mã giảm khác còn có SHB, IDC, AMV, PAN, NDN, HUT, S99, LAS, PLC và VGS, khi tạm chất dứt chuỗi tăng 11 phiên liên tiếp gần nhất bằng một phiên giảm sàn -9,9% xuống 31.000 đồng, khớp 0,36 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, diễn biến không khác so với hai sàn chính, khi UpCoM-Index cũng kết phiên bằng nhịp giảm khá mạnh về dưới tham chiếu ở nửa sau của phiên.

Các cổ phiếu giao dịch sôi động nhất ngoài KSH và PAS nhích lên cùng BSR về tham chiếu, thì còn lại đều giảm điểm.

Trong đó, nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán SSB -9,8% xuống 14.800 đồng, ORS -8,7% xuống 26.100 đồng, AAS -7% xuống 14.600 đồng,

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,74 điểm (-0,81%), xuống 90,72 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 61,7 triệu đơn vị, giá trị 1.131,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,5 triệu đơn vị, giá trị 25,5 tỷ đồng.

Tin bài liên quan