Trong phiên hôm qua, sau phiên sáng tương đối thận trọng, thị trường đã lùi bước ngay sau giờ nghỉ trưa do áp lực bán gia tăng tại nhóm bluechip, chỉ số VN-Index có thời điểm rơi xuống 1.065 điểm trước khi bật trở lại ngưỡng này ở những phút cuối.
Đáng chú ý là cổ phiếu ACB, khi có phiên giao dịch tốt nhất kể từ đầu tháng 2/2022 với hơn 21,7 triệu đơn vị khớp lệnh, sau khi thông báo đầu tháng 6 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2022 bằng tiền theo tỷ lệ 10% và cổ phiếu theo tỷ lệ 15%.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 24/5, chỉ số VN-Index sớm bật tăng lên ngưỡng gần 1.070 điểm, nhưng do thiếu động lực từ các trụ đỡ, cũng như bảng điện tử phân hóa đã khiến chỉ số đảo chiều và giao dịch giằng co quanh tham chiếu sau hơn 1 giờ mở cửa.
Diễn biến dòng tiền không khác quá nhiều so với nhiều phiên trở lại đây, khi vẫn tập trung tìm kiếm cơ hội ngắn hạn ở các mã nhỏ, với các cổ phiếu phiên này nhận được lực mua cao và tăng kịch trần là EVG, NHA, ST8, ITA, TDC, cũng như một số cổ phiếu khác có mức tăng cao là tại nhóm cổ phiếu liên quan đến bất động sản, xây dựng VNE, HAR, BCG, DRH, KHG, DXS, với mức tăng từ 4% đến hơn 5%.
Giao dịch vẫn diễn ra tương đối thận trọng khiến thanh khoản thị trường sụt giảm. Các mã nhỏ dù vẫn thu hút sự quan tâm của dòng tiền, nhưng cũng đã chững lại về đà tăng và chỉ còn số ít đạt được mức tăng tốt, phần còn lại của bảng điện tử vẫn nhạt nhòa.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 191 mã tăng và 147 mã giảm, VN-Index giảm 1,09 điểm (-0,10%), xuống 1.064,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 317,4 triệu đơn vị, giá trị 5.151,6 tỷ đồng, giảm 9% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 30,6 triệu đơn vị, giá trị 542,3 tỷ đồng.
Các bluechip phân hóa mạnh và gần như không thay đổi nhiều so với giá tham chiếu, với những mã tăng như PLX, TPB, VHM, BVH, PDR, VRE chỉ tăng không đáng kể, SSI +1,1% và NVL +1,9% lên 13.450 đồng là mã tăng tốt nhất.
Trong khi đó, sắc đỏ có tại 16 mã trên 30 mã trong rổ VN30, nhưng không mã nào mất đến 1%, với một số như GAS, FPT, VJC, CTG, VNM, MSN, VCB chỉ mất từ 0,3% đến 0,8%.
Tại các mã nhỏ, những cái tên tăng mạnh từ đầu phiên tiếp tục đứng vững ở giá trần có EVG, NHA, ST8, ITA, TDC, trong đó, ITA khớp được hơn 7,1 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần hơn 3,15 triệu đơn vị, EVG khớp hơn 3,5 triệu đơn vị, TDC khớp hơn 2,88 triệu đơn vị…
Những cổ phiếu khác tăng đáng kể khác có HHP +6,2% lên 12.050 đồng và một số cổ phiếu xây dựng, bất động sản, như VNE +6,5% lên 11.500 đồng, DRH +5,9% lên 5.790 đồng, CIG +5,2% lên 6.500 đồng, DXS +4,5% lên 7.210 đồng, KHG +4% lên 5.750 đồng, QCG +3,8% lên 5.190 đồng, BCG +3,6% lên 8.960 đồng, HAR +3,2% lên 4.540 đồng…
Các sắc xanh khác với thanh khoản khá với đa số cũng thuộc nhóm bất động sản như DXG, HTN, TIP, DLG, HHS, DIG, LDG, NTL, cùng các mã riêng lẻ khác như PGV, LIX, VNL, với mức tăng từ 1,8% đến gần 3%. Trong đó, DIG khớp hơn 16 triệu đơn vị, đứng thứ hai trên sàn về khối lượng giao dịch.
Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cũng không bán quá mức, khiến đa số sắc đỏ trên sàn chỉ giảm nhẹ, với VND phiên này -0,6% xuống 16.350 đồng, khớp lệnh cao nhất thị trường với 16,5 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, việc khá nhiều cổ phiếu lớn có được sắc xanh đã giúp HNX-Index trụ vững trên tham chiếu trong suốt cả phiên.
Chốt phiên, sàn HNX có 65 mã tăng và 72 mã giảm, HNX-Index tăng 1,21 điểm (+0,56%), lên 217,00 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 45 triệu đơn vị, giá trị 739,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,24 triệu đơn vị, giá trị 7 tỷ đồng.
Cổ phiếu đáng kể nhất là tại DVG, khi tiếp tục tăng kịch trần +9,7% lên 3.400 đồng, khớp 0,96 triệu đơn vị và tương tự là VC7 khi +9,9% lên 11.100 đồng, khớp 0,3 triệu đơn vị, LIG tăng khá +6,5% lên 4.900 đồng, khớp 1,94 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu lớn như SHS, PVS, IDC, IDJ, TAR, MBS, hay HUT, TIG, VC2 đều tăng điểm, dù phần lớn chỉ nhích nhẹ, với SHS +0,9% lên 11.200 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn khi có hơn 7,03 triệu đơn vị.
Sắc đỏ lác đác tại DDG, PVC, DL1, nhưng chỉ giảm nhẹ, trong khi khá nhiều cổ phiếu về tham chiếu như AMV, VC3, VGS, API, MST, TVC, NRC, TNG và CEO, khớp từ 0,4 triệu đến hơn 4,2 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index sau nhịp tăng đầu phiên đã đuối sức và về gần tham chiếu khi tạm nghỉ giao dịch.
Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,07 điểm (+0,09%), lên 81,06 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16,3 triệu đơn vị, giá trị 183,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 3,08 triệu đơn vị, giá trị 102,6 tỷ đồng.
Hai cổ phiếu nổi lên là HD6 và MCG, khi đều kết phiên ở giá trần tại 20.900 đồng và 2.500 đồng, khớp lần lượt 0,38 triệu và 0,27 triệu đơn vị.
Ba cổ phiếu thanh khoản cao nhất là BSR, VHG, SBS phiên này đều chỉ có giá tham chiếu, khớp từ 1,19 đến 1,81 triệu đơn vị.