Trong phiên hôm qua, không nằm ngoài dự báo, VN-Index đã bật tăng mạnh mẽ ngay từ sớm. Tuy nhiên, đà đi lên bị chặn lại sau đó khi áp lực bán có dấu hiệu gia tăng.
Sau giờ nghỉ trưa thị trường tiêu cực hơn khi dòng tiền tham gia nhỏ giọt trong khi áp lực bán tiếp tục dâng cao. VN-Index theo đó lùi dần và giằng co quanh tham chiếu, trước khi có nhịp giảm khá mạnh về cuối ngày, đóng cửa mất hơn 10 điểm.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 17/5, lực bán từ xuất hiện ngay khi mở cửa, khiến VN-Index nhanh chóng rơi dần và giảm khoảng 15 điểm về dưới 1.160 điểm, trước khi cầu bắt đáy hoạt động, kéo chỉ số nhảy lên trên tham chiếu và nới đà đi lên trên vùng 1.180 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch.
Dù vậy, nhìn chung bảng điện tử vẫn tương đối phân hóa, trừ phần nào đó là nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán, khi đồng loạt được kéo mạnh, với tất cả đều tăng điểm, thậm chí một số như HCM, VCI, VIX, TVS đã tăng kịch trần, các mã khác như VND, SSI, CTS, FTS…đều tăng cao từ 5% đến hơn 6%.
Tương tự là ở nhóm dầu khí, với PVD, PSH tăng trần, PXS, PLX, GAS, CNG…cũng giao dịch ở trên tham chiếu, trong đó, PVD giao dịch khá sôi động với thanh khoản đang thuộc top cao nhất HOSE.
Các bluechip cũng đang ủng hộ đà đi lên của thị trường với hơn 20 cổ phiếu trong rổ VN30 đều tăng khá vững, với những STB, SSI, HPG, TCB, VPB, POW, MBB đang có khối lượng khớp lệnh tốt nhất thị trường.
Nhích lên trên 1.180 điểm, nhưng một số cổ phiếu lớn hạ nhiệt gây sức ép khiến VN-Index lùi nhẹ xuống mốc này và hết động lực, chỉ gần như đi ngang sau đó cho đến khi chốt phiên sáng.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 250 mã tăng và 178 mã giảm, VN-Index tăng 6,94 điểm (+0,59%), xuống 1.178,89 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 304,1 triệu đơn vị, giá trị 7.347 tỷ đồng, giảm nhẹ cả về khối lượng và giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 14,2 triệu đơn vị, giá trị 405,3 tỷ đồng.
Nhóm VN30 trở nên phân hóa hơn, dù vẫn có tới 20 mã tăng, gấp đôi so với số mã giảm. Trong đó, một số hoạt động tốt như POW +4,3% lên 12.100 đồng, GAS +3,7% lên 98.500 đồng, SSI +3,7% lên 28.300 đồng, MBB +3,5% lên 25.450 đồng, nhóm ngân hàng với STB, BID, VPB, CTG, TCB tăng từ 2,1% đến 2,4%.
Các mã PNJ +2,1%, PLX +2%, MWG +2%, trong khi TPB, ACB, FPT, BVH nhích 1,3% đến 1,9%.
Ở chiều ngược lại, cặp đôi VIC và VHM gây áp lực lớn nhất đối với chỉ số, khi tác động hơn 3 điểm tiêu cực, với mức giảm của VHM -2,3% xuống 64.300 đồng, VIC -2,1% xuống 75.400 đồng, cổ phiếu liên quan là VRE cũng mất điểm, dù chỉ -1% xuống 26.400 đồng.
Các sắc đỏ khác còn tại SAB -2%, NVL -0,8%, PDR -0,7%, GVR -0,5%, VCB, VJC, MSN giảm nhẹ.
Trong đó, nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng giao dịch sôi động nhất với STB khớp hơn 18,1 triệu đơn vị, cao nhất rổ VN30 và cũng dẫn đầu HOSE, các cổ phiếu TCB khớp 6,49 triệu đơn vị, VPB khớp hơn 6 triệu đơn vị, MBB khớp hơn 5 triệu đơn vị…
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, nổi lên vẫn là nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán, với sức bật tốt nhất từ VCI và TVS, khi đều tăng kịch trần lên 33.200 đồng và 29.400 đồng.
Các mã khác, ngoài SSI nêu trên thì, HCM +6,4% lên 22.500 đồng, VIX +5,5% lên 11.600 đồng, CTS +5,5% lên 19.000 đồng, VND +4,4% lên 23.650 đồng, FTS +4,3% lên 34.200 đồng, BSI +3,5% lên 22.250 đồng, AGR +3,4% lên 12.100 đồng, VDS +3,1% lên 20.200 đồng, TVB +2,7% lên 9.010 đồng.
Nhóm dầu khí ngoài GAS +3,7% và PLX +2% nêu trên thì PVD tăng trần +6,9% lên 18.500 đồng, PVT +4,8% lên 18.550 đồng, PXS +4,7% lên 5.560 đồng, PSH +4% lên 13.150 đồng, ASP +3,3% lên 8.060 đồng, CNG +3,2% lên 32.000 đồng…
Nhóm bất động sản, xây dựng với LCG, HBC tăng hết biên độ lên 13.800 đồng và 19.250 đồng, BCG +5% lên 18.900 đồng, HDC +4,8% lên 52.600 đồng, ITA +4,3% lên 10.800 đồng, DLG +4,2%, FCN +4,2%, VCG +4%, CTI +3,8%, CTD +3,7%, DIG +3,3%, HTN +3,1%...
Ở nhóm cổ phiếu thanh khoản cao, các cổ phiếu FLC, ROS, HQC, TTF, APH, TCH, SCR, AAA, ASM, HSG, NKG, CII, HNG, HAG…tăng điểm, với mức tăng một số tương đối tốt như HAG +4,5% lên 8.410 đồng, ITA +4,3% lên 10.800 đồng, NKG +3,5% lên 26.600 đồng, APH +3,8%, ROS +2,9%...
Trái lại, cặp đôi phân bón DCM và DPM thu hẹp đáng kể đà giảm, với DPM -2,2% xuống 45.050 đồng, dù có thời điểm đã giảm sàn, khớp hơn 4,29 triệu đơn vị, DCM -1,1% xuống 25.800 đồng, khi có lúc giảm hơn 6%, khớp 4,57 triệu đơn vị.
Trong khi đó, DXG dù thoát giá sàn, nhưng vẫn giảm khá mạnh -4% xuống 24.000 đồng, khớp lệnh chỉ đứng sau STB trên sàn với 14 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu sau khoảng gần một giờ sau khi mở cửa, và sau đó bật hẳn lên nhờ sắc xanh phủ rộng, nhưng sau đó đã hạ nhiệt và chỉ còn nhích nhẹ khi kết phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 116 mã tăng và 61 mã giảm, HNX-Index tăng 0,38 điểm (+0,12%), lên 307,43 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 36,3 triệu đơn vị, giá trị 789,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,82 triệu đơn vị, giá trị 173,5 tỷ đồng.
Giao dịch sôi động và tích cực nhất là ở nhóm cổ phiếu có thanh khoản cao, với PVS +5,1% lên 26.700 đồng, SHS +5,2% lên 16.100 đồng, CEO +5,6% lên 35.700 đồng, APS +7,3% lên 20.600 đồng, IDJ +2,3% lên 17.800 đồng, HUT +4,2% lên 22.200 đồng, PVC +5% lên 21.200 đồng, TNG +3,2% lên 25.500 đồng, TVC +4,4% lên 9.500 đồng, MBS +5,8% lên 21.900 đồng…khớp lệnh nhóm này từ 0,33 triệu đến hơn 4,2 triệu đơn vị, riêng PVS khớp hơn 11 triệu đơn vị, cao nhất sàn.
Một số cổ phiếu khác như KLF, ART, HDA đứng tham chiếu và BII, SCG, DVG, GKM giảm nhẹ.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index mở cửa giảm nhanh về sắc đỏ và bật lên từ giữa phiên và giằng co nhẹ cho đến khi kết phiên.
Bảng điện tử tương đối phân hóa, với BSR, ABB, SSB, VGT, OIL, BVB, TCI, G36 nhích lên, trong khi LMH, PAS, DDV, PGB chìm trong sắc đỏ và VHG, QTP, PFL đứng tham chiếu.
Trong đó, BSR +3% lên 20.300 đồng và là cổ phiếu thanh khoản cao nhất với hơn 4,88 triệu đơn vị khớp lệnh.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,21 điểm (+0,23%), lên 93,41 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 18 triệu đơn vị, giá trị 294 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận chỉ có hơn 80.000 đơn vị, giá trị 0,87 tỷ đồng.