Trong phiên hôm qua, thị trường có thêm một phiên diễn biến tương tự phiên trước đó, khi giằng co trong phiên sáng, và có thời điểm giảm mạnh, mất mốc 1.470 điểm trong phiên chiều, trước khi bật lên về cuối ngày, đóng cửa gần như không đổi.
Chỉ số VN-Index tiếp tục hình thành một mẫu nến spinning cùng thanh khoản có phần sụt giảm cho thấy tâm lý thận trọng của cả 2 bên mua bán.
Bước sang phiên giao dịch sáng nay 16/12, chỉ số VN-Index thêm một nhịp tăng nhanh lên trên 1.480 điểm ngay khi mở cửa và diễn biến vẫn như nhiều lần gần đây, khi ngay lập tức hụt hơi khi gặp ngưỡng kháng cự mạnh này và bị đẩy ngược trở lại, lùi về gần tham chiếu sau hơn 1 giờ giao dịch với độ rộng nghiêng về số mã giảm.
Ở nhóm bluechip, giao dịch tiếp tục giằng co tại VN30 với biên độ hẹp. Lưu ý, hôm nay cũng là ngày đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 12, nên nhiều khả năng thị trường có sẽ biến động mạnh, nhất là ở thời điểm cuối phiên.
Ở những nơi khác, tâm điểm đang là bốn cổ phiếu thanh khoản cao nhất sàn HOSE và vượt trội so với phần còn lại là ROS, FLC, DLG và DLG, khi đều có thời điểm vọt lên mức giá trần.
Ngoài ra, một vài cổ phiếu khác như QCG, PTL và tân binh mới nổi gần đây là BAF cũng đã tăng hết biên độ, giao dịch tương đối sôi động với trên dưới 1 triệu đơn vị khớp lệnh.
Đảo chiều giảm dần từ ngưỡng cản mạnh 1.480 điểm, thậm chí có thời điểm VN-Index đã rơi xuống dưới tham chiếu và chỉ nhịp nhích nhẹ lên sau đó, gần như không đổi so kết phiên với giao dịch thận trọng cao độ.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 168 mã tăng và 264 mã giảm, VN-Index tăng 1,24 điểm (+0,08%), lên 1.476,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 485 triệu đơn vị, giá trị 13.076,4 tỷ đồng, giảm gần 10% về khối lượng và 11% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 14,85 triệu đơn vị, giá trị 532,3 tỷ đồng.
Nhóm bluechip trong phiên đáo hạn phái sinh biến động nhẹ, với 10 mã tăng, 16 mã giảm và VNM, VRE, PNJ, NVL đứng tham chiếu trong rổ VN30.
Các mã tăng, giảm còn lại phần lớn chỉ từ 0,1% đến 0,8%. Một vài mã biên độ cao hơn như PDR +1,7% lên 95.600 đồng và SSI -1,4% xuống 51.000 đồng, VPB -1,3% xuống 34.200 đồng, VJC -1% xuống 122.800 đồng, với VPB vươn lên khớp lệnh cao nhất nhóm với hơn 14 triệu đơn vị khớp lệnh.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, bốn cổ phiếu nổi sóng tăng kịch trần từ sớm là ROS, FLC, DLG, LDG thì chỉ còn FLC là để mất sắc tím, nhưng vẫn tăng mạnh 6,1% lên 17.300 đồng.
Còn ROS khớp lệnh cao nhất sàn với 34,5 triệu đơn vị, LDG khớp 20,8 triệu đơn vị, DLG khớp 13,8 triệu đơn vị.
Một vài mã khác, với tâm điểm vẫn là bất động sản, xây dựng cũng đã tăng hết biên độ khi kết phiên là VGC, QCG, PTL và CEE, cùng với đó, QBS, FTM và tân binh BAF cũng đã tăng kịch trần, trong đó, VGC khớp hơn 3,8 triệu đơn vị, QBS khớp hơn 3,07 triệu đơn vị…
Các mã tăng mạnh khác đáng kể là BCM, khi +6,2% lên 66.900 đồng và là cổ phiếu đóng góp lớn nhất cho VN-Index với gần 1,1 điểm tích cực.
Ngoài ra còn có cặp đôi họ nhà FLC là AMD +5,7% lên 8.33 đồng và HAI +5,4% lên 8.220 đồng.
Các mã theo sau phần lớn thuộc nhóm bất động sản với DXG +5,1% lên 37.750 đồng, TCH +4,8% lên 25.200 đồng, TLD +4,7% lên 13.350 đồng, CII +4,3% lên 33.000 đồng, TDC +4,3% lên 28.000 đồng, ITA +3,4% lên 16.750 đồng, HQC +3% lên 8.290 đồng…
Trong đó, ITA khớp hơn 14,2 triệu đơn vị, HQC khớp hơn 12,3 triệu đơn vị, TCH khớp hơn 10,7 triệu đơn vị, DXG khớp hơn 8,8 triệu đơn vị, CII khớp hơn 7,5 triệu đơn vị…
Cặp đôi HAG và HNG hạ nhiệt, với mức tăng 0,4% và 0,5%, khớp lệnh HAG có 11,77 triệu đơn vị, HNG khớp 8,9 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, SJF, KHP, TGG thuộc top giảm sâu nhất sàn, trong đó, SJF và KHP có thời điểm còn giảm về mức giá sàn, trươc khi kết phiên giảm 5% và 4,8%, còn TGG cũng mất 4,8% xuống 22.600 đồng.
Giảm mạnh khác còn có HVN -2,5% xuống 23.700 đồng, DPG -3,1% xuống 72.700 đồng, IDI -3,1% xuống 15.500 đồng, VPI -3,9% xuống 54.700 đồng,
Nhóm thép đồng loạt giảm với TLH -2,8% xuống 21.150 đồng, POM -2,5% xuống 15.300 đồng, NKG -1,2%, HSG -1,2%, SMC -0,4%, HPG -0,1%.
Trên sàn HNX, giao dịch tích cực hơn, khi HNX-Index tăng từ sớm và dù cũng có thời điểm chịu lực bán gia tăng, nhưng kết phiên vẫn tăng khá với nhóm cổ phiếu hút dòng tiền mạnh nhất đều tăng.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 92 mã tăng và 119 mã giảm, HNX-Index tăng 2,41 điểm (+0,53%), lên 456,11 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 64,4 triệu đơn vị, giá trị 1.772,4 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,25 triệu đơn vị, giá trị 62,8 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu đáng chú ý là DST leo lên mức giá trần +9,1% lên 9.600 đồng, APS +5,8% lên 40.200 đồng, AMV +5% lên 14.800 đồng, KLF +4,9% lên 8.500 đồng, ART +4,2% lên 15.000 đồng, TNG +3,1% lên 33.500 đồng, TAR +2,9% lên 38.500 đồng, và tăng mạnh nhất là CEO +9,7% lên 49.700 đồng. Các sắc xanh khác còn có tại DL1, IDC, MBG, LAS, FID, SRA, IDJ, C69…
Trong đó, KLF khớp lệnh cao nhất sàn với 6,11 triệu đơn vị, CEO khớp hơn 5,09 triệu đơn vị, ART khớp 4,3 triệu đơn vị, AMV khớp hơn 3,95 triệu đơn vị, DST khớp 2,7 triệu đơn vị.
Kết phiên trong sắc đỏ còn SHS, HUT, HHG, BII, VIG, LIG, BCC, và nhóm PVS, PVL, TVC, NDN, KVC đứng tham chiếu, khớp từ 0,6 triệu đến 1,84 triệu đơn vị, riêng SHS khớp lệnh hơn 4,5 triệu đơn vị.
Trên UpCoM,UpCoM-Index chỉ chớm xanh khi mở cửa, sau đó bị đẩy mạnh xuống tham chiếu, tạo đáy ở giữa phiên và thu hẹp đáng kể đà giảm về cuối phiên.
Kết phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,1 điểm (-0,09%), xuống 111,62 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34,1 triệu đơn vị, giá trị 745,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 19,8 triệu đơn vị, giá trị 341,8 tỷ đồng, với phần lớn là 15,15 triệu cổ phiếu EVF, trị giá hơn 257 tỷ đồng.
Bảng điện tử phân hóa mạnh, với hai thanh khoản tốt nhất là HHV +1,2% lên 26.300 đồng và VGT +3% lên 27.400 đồng, khớp lần lượt 4,57 triệu và 3,54 triệu đơn vị.
Không ít cổ phiếu kết phiên giảm như SBS, EVF, LMH, CDO, BVB, ABB, KHB và đặc biệt là LPT, khi giảm sàn -14,9% xuống 14.900 đồng.