Giao dịch chứng khoán phiên chiều 2/3: Nhà đầu tư đứng ngoài, nhóm điện không thể thắp sáng thị trường

Giao dịch chứng khoán phiên chiều 2/3: Nhà đầu tư đứng ngoài, nhóm điện không thể thắp sáng thị trường

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Giao dịch trở nên ảm đạm ngay từ đầu phiên, nhà đầu tư không hào hứng với thị trường và dòng tiền gần như mất phương hướng, chỉ trừ một vài cổ phiếu ngành điện khỏe hơn mặt bằng chung, nhưng chừng đó không đủ để giúp thị trường sáng hơn.

Sau phiên sáng giao dịch ảm đạm, thị trường bước vào phiên chiều không có thêm diễn biến mới nào đáng kể, khi nhà đầu tư không tìm thấy lý do để đặt lệnh, VN-Index tiếp tục chỉ giằng co với biên độ hẹp quanh ngưỡng 1.035 điểm cho đến khi đóng cửa, khép lại một phiên nhạt nhòa với thanh khoản chỉ hơn 6.300 tỷ đồng trên HOSE.

Đóng cửa, sàn HOSE có 156 mã tăng và 235 mã giảm, VN-Index giảm 2,94 điểm (-0,28%), xuống 1.037,61 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 373,1 triệu đơn vị, giá trị 6.362,7 tỷ đồng, giảm hơn 28% về khối lượng và 23% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 49,7 triệu đơn vị, giá trị 1.219,6 tỷ đồng.

Ở các bluechip, cũng như cuối phiên sáng khi đa phần đều giảm với mức thấp, như các cổ phiếu VHM, TCB, ACB, VIB, FPT, GVR, VNM, BVH giảm từ 0,2% đến 1%, các mã MWG, MBB, HPG, SSI, CTG, SAB giảm từ 1% đến 1,8%. Hai cổ phiếu giảm sâu nhất là VRE và MSN, nhưng cũng chỉ mất 2,2% và 1,9% xuống lần lượt 26.200 đồng và 79.000 đồng.

Ở chiều ngược lại, tăng tốt nhất là POW, nhưng cũng chỉ +2,8% lên 12.700 đồng, HDB theo sau với mức tăng 1,7% lên 18.000 đồng, BID +1,6% lên 46.400 đồng, NVL và PDR cùng nhích 1%, các mã lớn VIC, VCB, VJC chỉ tăng 0,2%.

Trong số kể trên, POW phiên này nhận dòng tiền mạnh nhất khi khớp lệnh hơn 22,7 triệu đơn vị và dẫn đầu thanh khoản HOSE, ngay sau là HPG với hơn 12 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cổ phiếu IBC vẫn giữ vững giá trần sáng tại 2.700 đồng, nhưng khối lượng giao dịch tăng không đáng kể so với cuối phiên sáng khi khớp 0,85 triệu đơn vị.

Cổ phiếu Penny khác là OGC cũng nới đà đi lên và tăng hết biên độ +6,9% lên 8.780 đồng, khớp 1,45 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu điện đã có một số tăng tốc, ngoài POW thì NT2 +5,3% lên 30.800 đồng, PPC +4% lên 15.500 đồng, nhưng VSH và GEG chỉ nhích nhẹ gần 2%. KHP chỉ tăng 1,2%.

Số ít cổ phiếu vận tải, logictics, thủy sản cũng thu hút lực mua là VTO +4,4% lên 9.030 đồng, SFI +2,7% lên 36.450 đồng, DHC +5,3% lên 39.700 đồng, ABT +3,5% lên 37.000 đồng, hay ở nhóm bán lẻ có PNJ +3,5% lên 80.300 đồng, bảo hiểm có BMI +3,1% lên 26.300 đồng…

Trái lại, các cổ phiếu ST8, AMD và TTB vẫn nằm sàn, trong đó, TTB khớp chỉ hơn 0,1 triệu đơn vị nhưng dư bán sàn tới hơn 3,37 triệu đơn vị, tương tự là AMD khi dư bán sàn hơn 3,3 triệu đơn vị và khớp lệnh gần 0,6 triệu đơn vị.

Một số khác giảm khá mạnh như PSH -4,6% xuống 6.500 đồng, IJC -3,9% xuống 12.350 đồng, ANV -3,4% xuống 30.800 đồng, LCG -3,3% xuống 11.850 đồng, HQC -3,2% xuống 3.370 đồng, khớp hơn 10,9 triệu đơn vị.

Phần còn lại trên bảng điện tử phân hóa, với các mã HCM, VCG, VIX, HAG, PVD, VND, DXG, HSG mất điểm nhẹ và sắc xanh nhạt tại DRH, BAF, KHG, PVT, SCR, NKG, khớp từ hơn 2,78 triệu đến hơn 12 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index đảo chiều và lùi sâu hơn ngay khi bước vào phiên chiều và sau đó cũng thu hẹp đà giảm ở những phút cuối.

Đóng cửa, sàn HNX có 72 mã tăng và 82 mã giảm, HNX-Index giảm 0,68 điểm (-0,33%), xuống 206,14 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 38,57 triệu đơn vị, giá trị 550,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,55 triệu đơn vị, giá trị 44,8 tỷ đồng.

Số ít cổ phiếu thu hút nhà đầu tư, như VIG tăng trần +10% lên 5.500 đồng, khớp 0,76 triệu đơn vị, HUT +5,4% lên 15.600 đồng. Còn tăng khác là PVC, TIG, NAG, MBG, nhưng mức tăng không cao.

Ở những mã giảm, cũng không nhiều cổ phiếu giảm sâu, với các cổ phiếu ở nhóm thanh khoản cao nhất có VC1 -5,7% xuống 8.200 đồng, BII -4,5% xuống 2.100 đồng, APS -3,3% xuống 8.900 đồng. Trong khi đó, hai cổ phiếu PVS và SHS phiên này khớp lệnh cao nhất với 3,8 triệu và 3,7 triệu đơn vị đều chỉ giảm nhẹ 1,1% và 2,4%.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng đảo chiều về dưới tham chiếu ngay khi giao dịch trở lại trong phiên chiều và gần như đi ngang ở gần mức đáy cho đến khi đóng cửa.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,35 điểm (-0,46%), xuống 76,28 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 16 triệu đơn vị, giá trị 200,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,84 triệu đơn vị, giá trị 25,4 tỷ đồng.

Mặc dù chỉ số chung giảm điểm, nhưng phần lớn các cổ phiếu thanh khoản cao đều tăng, dù mức tăng không cao, như BSR, C4G, DDV, VOC, SBS, QTP, LCM, PXS, BVB, DTI…

Trong đó, BSR +0,6% lên 16.100 đồng và là cổ phiếu khớp lệnh cao nhất UpCoM với hơn 3 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm, với VN30F2303 mất 8 điểm, tương đương -0,78% xuống 1.024 điểm, khớp lệnh hơn 336.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 56.400 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, phiên này, mã CHPG2221 giao dịch vượt trội với hơn 4 triệu đơn vị khớp lệnh, nhưng giảm mạnh 40% xuống 30 đồng/cq, tiếp theo là CVRE2215 với hơn 1,89 triệu đơn vị khớp lệnh và cũng giảm mạnh 43,8% xuống 90 đồng/cq.

Tin bài liên quan