Giao dịch chứng khoán phiên chiều 22/11: Lực cầu bắt đáy mạnh chưa đủ để giải cứu NVL và PDR

Giao dịch chứng khoán phiên chiều 22/11: Lực cầu bắt đáy mạnh chưa đủ để giải cứu NVL và PDR

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sau nhiều phiên dư bán sàn trên dưới 100 triệu đơn vị, lực cầu bắt đáy chảy mạnh hôm nay giúp NVL và PDR có giao dịch sôi động, nhưng chưa đủ sức hấp thụ hết lượng dư bán sàn. Trong khi đó, áp lực chốt lời ở nhiều mã khác sau 5 phiên tăng mạnh khiến thị trường quay đầu điều chỉnh.

Đà giảm cuối phiên sáng đã có phần chững lại đôi chút khi bước vào phiên chiều, VN-Index rung lắc nhẹ quanh tham chiếu trước khi lùi hẳn về quanh 955 điểm do các mã lớn như VIC, MSN, VHM, VCB nới đà đi xuống.

Sau 5 phiên hồi tích cưc tính từ phiên bắt đáy ồ ạt thứ Tư tuần trước, nhiều mã tăng trên dưới 30%, thậm chí có những mã tăng hơn 40% (tính từ mức đỉnh phiên hôm nay), áp lực chốt lời đã diễn ra mạnh mẽ trên diện rộng, khiến hàng trăm mà hạ nhiệt hoặc quay quay đầu điều chỉnh, trong đó có nhiều mã bluechip, kéo VN-Index quay đầu điều chỉnh, nhưng vẫn giữ được mốc 950 điểm.

Trong khi nhiều mã đã tăng mạnh vừa qua bị chốt lời, thì 2 mã bất động sản NVL và PDR vốn bị chất lượng dư bán sàn trên dưới 100 triệu đơn vị trong nhiều phiên vừa qua lại chứng khiến lực cầu bắt đáy ồ ạt, trong đó NVL nhiều lúc đã được hấp thụ hết lượng dư bán sàn.

Tuy nhiên, lực cung vẫn còn rất lớn khiến NVL quay lại mức sàn và chốt phiên vẫn còn dư bán sàn hơn 6,6 triệu đơn vị, nhưng lượng khớp ghi nhận mức kỷ lục gần 130 triệu đơn vị. Trong khi đó, dù lực cầu cũng rất mạnh, giúp lượng khớp lên tới gần 35 triệu đơn vị, nhưng cũng chỉ hấp thụ được 1/4 lượng dư bán sàn của PDR (vẫn còn dư bán sàn hơn 80 triệu đơn vị).

Dù vậy, lực cung không chiếm hoàn toàn thế chủ động, khi nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn nhận được lực cầu tương đối tích cực đã chặn đà giảm sâu hơn của VN-Index khi đóng cửa.

Chốt phiên, sàn HOSE có 251 mã tăng và 182 mã giảm, VN-Index giảm 8,53 điểm (-0,89%), xuống 952,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1,05 tỷ cổ phiếu, giá trị 16.672 tỷ đồng, tăng hơn 75% về khối lượng và gần 90% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 71,3 triệu đơn vị, giá trị 1.374,5 tỷ đồng.

Ở các bluechip, sắc xanh không còn nhiều, với chỉ số ít có mức tăng khá như PLX +3,6% lên 26.200 đồng, BID +2,7% lên 36.450 đồng, VNM +2,1% lên 79.500 đồng, còn các mã MBB, FPT, BVH, STB, SSI nhích từ 0,6% đến 1,6%.

Một số mã lớn gây áp lực chính đến chỉ số là VIC -4,7% xuống 61.000 đồng, MSN -3,5% xuống 91.800 đồng, VHM -3,5% xuống 45.300 đồng, GVR -3,1% xuống 12.600 đồng, các mã VIB, TCB, GAS, VCB, VJC giảm từ 1,6% đến 2,5%.

Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, một số mã vẫn giữ được sắc tím trước áp lực chốt lời gia tăng, với các cổ phiếu bất động sản, xây dựng như DLG, DXS, HQC, TNT, HHS, các mã dịch vụ, dầu khí với PSH, YEG, JVC, TSC…và hai cổ phiếu ngành chứng khoán VCI, APS. Trong đó, HQC và VCI là hai mã thanh khoản cao nhất với 12,6 triệu và 12,58 triệu đơn vị.

Đáng chú ý khác là EIB, khi phiên sáng lao dốc và có thời điểm giảm gần 6% đã được kéo mạnh lên mức giá trần khi đóng cửa +6,9% lên 19.300 đồng, khớp 13,8 triệu đơn vị.

Ở những nơi khác, các cổ phiếu phần lớn là bất động sản, xây dựng như BCG, CTD, VPH, EVG, KHG, TGG, NHA, HAR, TCD, cùng PVD, BAF đều đã để mất sắc tím do lực bán chốt lời gia tăng, nhưng biên độ tăng vẫn còn khá tích cực, từ 3,7% đến hơn 6,5%.

Đáng kể, bị ép xuống sâu hơn từ mức giá trần còn có DIG +2,4% lên 13.000 đồng, khớp hơn 36,5 triệu đơn vị, HAG còn +0,6%, VIX +0,7%, HCM +2,7%, SCR +2,2%...thậm chí DXG còn giảm từ giá trần xuống -2,9% xuống 10.200 đồng, GEX 4,9% xuống 12.650 đồng…

Các mã ngành thép cũng đảo ngược xuống dưới tham chiếu, với HSG -4,3% xuống 9.200 đồng, khớp 15,2 triệu đơn vị, NKG -4,8% xuống 9.200 đồng, HPG may mắn chỉ giảm nhẹ 1%, khớp lệnh chỉ đứng sau NVL trên sàn với 43,2 triệu đơn vị.

Không ít các mã khác quen thuộc cũng bị chốt lời và giảm khá sâu như KPF, HHV, TIP, TNI, TLD, GIL, TMS, DHC, DGW, ANV, với mức giảm từ 3,4% đến hơn 6%.

Trên sàn HNX, sắc tím cũng không còn quá nhiều, trong khi các mã tăng cũng đã thu hẹp đà tăng, khiến HNX-Index rung lắc và chững lại, đóng cửa nhích hơn 1%.

Chốt phiên, sàn HNX có 122 mã tăng (25 mã tăng trần), HNX-Index tăng 2,26 điểm (+1,18%), lên 194,66 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 99,1 triệu đơn vị, giá trị 1.082,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,79 triệu đơn vị, giá trị 44,3 tỷ đồng.

Những cổ phiếu còn giữ được mức giá trần là DL1, API, BII, APS, PVC, khớp từ gần 1 triệu đến 2,57 triệu đơn vị.

Còn tăng khác có CEO +8,6% lên 12.600 đồng, IDJ +4,8% lên 6.500 đồng, PVS +3,8% lên 19.300 đồng, các mã MBS, AMV, MST, MBG, TIG chỉ còn tăng từ khoảng 2% đến hơn 3%.

Đáng chú ý là cổ phiếu SHS, khi có thời điểm tăng hơn 8%, nhưng đã bị chốt lời và lùi về tham chiếu khi đóng cửa tại 7.200 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn HNX với 19,2 triệu đơn vị.

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index bị đẩy nhanh về gần tham chiếu ngay khi bước vào phiên chiều, nhưng lực cầu quay trở lại đã giúp chỉ số này nhích dần lên và kết phiên cũng có mức tăng hơn 1%.

Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,76 điểm (+1,13%), lên 68,41 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 42 triệu đơn vị, giá trị 425 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 1,3 triệu đơn vị, giá trị 44,3 tỷ đồng.

Các cổ phiếu nhỏ vẫn vượt trội với SBS, VHG, FTM, G36 và CEN giữ được giá trần khi đóng cửa, với SBS khớp lệnh hơn 4,2 triệu đơn vị.

Cổ phiếu BSR hạ nhiệt đôi chút so với cuối phiên sáng, từ mức tăng hơn 10% về còn +7,8% lên 13.900 đồng, khớp 12,7 triệu đơn vị, cao nhất UpCoM.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều quay đầu giảm, với VN30F2212 giảm 12,2 điểm, tương đương -1,3% xuống 926 điểm, khớp lệnh hơn 588.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 44.760 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, giao dịch khá tiêu cực ở các mã thanh khoản cao nhất, như CMBB2209 khớp 3,3 triệu đơn vị và chỉ có giá tham chiếu tại 20 đồng/cq.

Trong khi đó, ở phía sau là CMWG2211 và CHPG2220 với 2,68 triệu và 2,18 triệu đơn vị đều giảm sàn về 10 đồng/cq mỗi mã.

Tin bài liên quan