Cũng như những phiên gần đây, diễn biến ảm đạm tiến diễn trong phiên hôm nay 19/7. Chỉ số VN-Index tiếp tục rung lắc trong biên độ hẹp quanh tham chiếu trong suốt phiên giao dịch khi dòng tiền vẫn chưa quay trở lại.
Nhóm chứng khoán và thép, cùng một số mã ngân hàng sau thời gian ngắn khởi sắc trở lại đã nhanh chóng bị chốt lời sớm, gây sức ép lên thị trường. Tuy nhiên, lực bán không quá mạnh khi bên nắm giữ nhận thấy dòng tiền còn hạn hẹp nên không dám ra hàng quá nhanh và gấp nên mức giảm của nhóm này không quá lớn.
Trong số này đáng chú ý là HPG, sau khi hồi nhẹ khoảng 10% trong hơn 1 tuần qua, đã xuất hiện lực cầu chốt lời từ phiên đầu tuần này, nhất là trước lượng cung khủng cổ phiếu phát hành thêm sắp về tài khoản hôm nay (19/7), khiến mã này giảm 2,6% trong phiên 18/7. Lo ngại về lượng cung lớn khiến HPG tiếp tục giảm 2% về 22.150 đồng.
Trong nhóm ngân hàng, các mã lớn như VCB và CTG nằm trong nửa giảm giá, trong khi nhóm chứng khoán chỉ còn HCM giữ được sắc xanh.
Trước áp lực này, VN-Index có lúc đã để mất mốc 1.170 điểm khi bước vào phiên chiều nay. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn hoạt động tích cực ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, giúp nhiều mã tăng trần như HQC, DLG, JVC, hay các mã như VGC, NT2..., đặc biệt là sự trở lại của nhóm dầu khí với sự dẫn dắt của GAS, cùng sự góp sức hỗ trợ của một số mã lớn khác như VIC, VNM giúp VN-Index quay đầu đi lên và đóng cửa với sắc xanh nhạt, dù trên bảng điện tử, sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế.
Đóng cửa, với 188 mã tăng và 252 mã giảm, VN-Index tăng 1,84 điểm (+0,16%) lên 1.178,33 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 532,68 triệu đơn vị, giá trị 11.262,02 tỷ đồng, nhích nhẹ cả về khối lượng và giá trị so với phiên 18/7. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 53,67 triệu đơn vị, giá trị 1.609,54 tỷ đồng.
So với phiên sáng, sức ép đã giảm trong phiên chiều khi số mã giảm điểm trong rổ VN30 chỉ còn 16 mã và hầu hết đều không giảm sâu. PNJ là mã giảm mạnh nhất là 2,6% xuống 110.500 đồng, tiếp đến là HPG -2% về 22.150 đồng, các mã SSI, CTG, VCB giảm hơn 1%, còn lại đều dưới mức này.
Trong khi đó, số mã tăng điểm nâng lên 9 mã, trong đó tăng tốt nhất là PLX +4,6% lên 42.100 đồng, tiếp đó là GAS +4,5% lên 101.900 đồng - nằm trong số cổ phiếu hỗ trợ nhiều nhất cho VN-Index. POW +2,7% lên 13.450 đồng, các mã VIC, VNM, SAB và STB tăng trên 1%.
SSI dẫn đầu nhóm về thanh khoản với 19,86 triệu đơn vị khớp lệnh, tiếp đó là HPG với 16,16 triệu đơn vị, POW với 14,63 triệu đơn vị và STB với 11,69 triệu đơn vị.
Trong bối cảnh nhóm bluechips chưa đồng thuận, dòng tiền có xu hướng chảy vào nhóm cổ phiếu phòng thủ như xăng dầu, khí đốt, điện (điện khí, thủy điện), nước, dược phẩm,dầu khí… giúp nhiều cổ phiếu trong nhóm giao dịch tích cực.
Chẳng hạn, ở nhóm điện, NT2 tăng trần 6,9% lên 25.450 đồng và khớp 2,84 triệu đơn vị; mã VPD tăng 5,3% lên 22.000 đồng. Nhóm dược có JVC tăng trần lên 5.540 đồng, khớp lệnh 1,77 triệu đơn vị…
Một số mã nhỏ cũng tăng kịch biên độ trong phiên như HQC lên 4.800 đồng và khớp 20,11 triệu đơn vị, DLG lên 4.360 đồng và khớp 6,74 triệu đơn vị.
Trong khi đó, cặp đôi HAG và HNG tiếp tục hút mạnh dòng tiền, nhưng HAG chịu áp lực chốt lời mạnh nên giảm 0,4% về 11.650 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với 23,72 triệu đơn vị, còn HNG vẫn giữ phong độ với mức tăng 3,1% lên 7.010 đồng, khớp lệnh cao thứ 3 với 22,11 triệu đơn vị.
Mã VND bất ngờ vượt qua HNX để chiếm vị trí thứ 2 về thanh khoản với 2,45 triệu đơn vị được khớp, nhưng kết phiên giảm 1,3% về 18.750 đồng.
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có thời điểm đã bật tăng trở lại trong phiên chiều, trước khi xuống dưới tham chiếu khá đáng tiếc vào cuối phiên.
Đóng cửa, với 85 mã tăng và 100 mã giảm, HNX-Index giảm 0,2 điểm (-0,07%) xuống 284,43 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 63,39 triệu đơn vị, giá trị 1.286,28 tỷ đồng, tăng khoảng 11% cả về khối lượng và giá trị so với phiên 18/7. Giao dịch thỏa thuận có thêm 14,34 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.219 tỷ đồng.
Việc nhiều bluechips trên sàn này tăng tốt như PVS, PVC, TNG, NTP, VC3, CEO, HUT, MBS, IDC, TAR… chỉ giúp rổ HNX30 tăng điểm, nhưng chưa đủ để kéo chỉ số chung đi lên. Sắc đỏ vẫn chiếm lĩnh bảng điện tử với các mã từ lớn đến nhỏ như SHS, APS, ART, IDJ, TVC, LAS, TIG, BVS, VCS, THD… .
Đáng chú ý, SHS diễn biến giật cục khi có thời điểm tăng trần, nhưng kết phiên giảm 2,6% xuống 15.000 đồng, khớp lệnh cao nhất sàn với 13,11 triệu đơn vị. PVS khớp lệnh thứ 2 với 7,28 triệu đơn vị, tăng 1,7% lên 23.700 đồng.
Trên UPCoM, chỉ số UPCoM-Index giao dịch phần lớn thời gian trong sắc đỏ, trước khi bật tăng dựng đứng lên mức cao nhất ngày vào cuối phiên.
Đóng cửa, với 156 mã tăng và 105 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,42 điểm (+0,48%) lên 87,89 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 40,44 triệu đơn vị, giá trị 752 tỷ đồng, tăng 13% về khối lượng và 28% giá trị so với phiên 18/7. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,13 triệu đơn vị, giá trị 23,69 tỷ đồng.
Trong nhóm cổ phiếu tăng điểm, BSR vẫn là mã tăng tích cực nhất cả về điểm số lẫn thanh khoản khi tăng 4,3% lên 24.100 đồng, khớp hơn 12,55 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường này.
Các mã VGI +6,9% lên 32.400 đồng, FTM +10,3% lên 3.200 đồng, OIL+2,4% lên 12.600 đồng, khớp lệnh từ 1-2 triệu đơn vị.
Ngược lại, các mã SBS, C4G và ABB đều giảm, khớp lệnh từ 1-2,2 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm điểm, trong đó hợp đồng VN30F2207 đáo hạn gần nhất ngày 21/7/2022 khớp lệnh nhiều nhất với 196.929 đơn vị, khối lượng mở 37.565 đơn vị, đóng cửa giảm 2,4 điểm (-0,2%) về 1.212,8 điểm.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm ưu thế, trong đó dẫn đầu thanh khoản là CMWG2205 với hơn 4,721 triệu đơn vị, giảm 12,2% về 430 đồng/CQ.
Đứng ở vị trí thứ 2 là CHPG2213 khớp hơn 1,625 triệu đơn vị, cũng giảm 12,2% về 1.220 đồng/CQ.