Không nằm ngoài dự bán phiên trước đó chỉ là một nhịp hồi kỹ thuật khi thị trường đã về vùng hỗ trợ mạnh, lực bán mạnh đã xuất hiện ngay khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay 11/10, đẩy VN-Index lao nhanh xuống khu vực 1.025 điểm, trước khi bồi thêm một nhịp xả trước thời điểm kết phiên sáng và chỉ số tạm dừng ở mức 1.013 điểm.
Trong phiên chiều, áp lực bán mạnh tiếp tục được duy trì khiến mốc 1.000 điểm liên tục bị đe dọa. Song, cứ mỗi lần VN-Index để thủng mốc này, cầu bắt được được khởi động và chỉ số được kéo trở lại.
Dẫu vậy, lực mua vẫn rất dè dặt nên không đủ sức đẩy VN-Index bật trở lại và càng về cuối phiên, chỉ số càng lùi gần hơn mức 1.000 điểm, tức giảm hơn 36 điểm với thanh khoản giảm thấp.
Đóng cửa, với 46 mã tăng và 435 mã giảm (149 mã giảm sàn), VN-Index giảm 36,28 điểm (-3,48%) xuống 1.006,2 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 672 triệu đơn vị, giá trị 12.874,32 tỷ đồng, giảm 3% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên 10/10. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 59,65 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.563 tỷ đồng.
Áp lực bán mạnh khiến rổ VN30 có tới 8 mã giảm sàn, tăng 7 mã so với cuối phiên sáng, bao gồm STB (-6,8% về 15.850 đồng), TCB (-7% về 24.000 đồng), MBB (-7% về 10.050 đồng), TPB (-7% về 19.350 đồng), SSI (-6,9% về 16.200 đồng), POW (-6,8% về 10.250 đồng), VRE (-6,9% về 23.650 đồng) và GVR (-6,8% về 15.750 đồng).
Trong đó, STB khớp lệnh 24,97 triệu đơn vị, đứng thứ 2 sàn HOSE, tiếp đó là TCB khớp 21,18 triệu đơn vị.
VPB bất ngờ được kéo về tham chiếu 15.350 đồng vào cuối phiên, khi trước đó còn nằm sàn, cùng với MBB cùng khớp lệnh trên 19,2 triệu đơn vị.
Các mã SSI, TPB và POW khớp từ 9-16 triệu đơn vị, còn VRE và GVR khớp khoảng 2 triệu đơn vị.
HPG khớp lệnh mạnh nhất rổ VN30 cũng toàn sàn HOSE với 24,97 triệu đơn vị, giảm 4,6% về 17.500 đồng.
Mở rộng ra các nhóm cổ phiếu, tại nhóm ngân hàng, ngoài các mã STB, TCB, MBB và TPB, số mã giảm sàn có thêm SHB (-6,9% về 9.400 đồng), LPB (-7% về 9.440 đồng)và MSB (-6,8% về 10.350 đồng). Trong đó, SHB khớp 14,3 triệu đơn vị, LPB là 9,7 triệu đơn vị và MSB là 1,87 triệu đơn vị.
Đặc biệt, mỗi khi thị trường giảm sâu, nhóm chứng khoán là nhóm thể hiện rõ nhất và phiên này cũng không là ngoại lệ khi hầu hết đều giảm sàn, từ những mã đầu ngành như SSI, HCM, VND, SHS đến các mã nhỏ hơn như VDS, BSI, FTS, VIX, APG, APS…
Trong đó, thanh khoản tập trung chủ yếu ở 3 mã SSI, VND và SHS với lượng khớp từ 12-16 triệu đơn vị. Các mã khác khớp từ 1-7 triệu đơn vị.
Tương tự, các nhóm cổ phiếu thị trường như bất động sản, xây dựng và vật liệu… cũng la liệt cổ phiếu giảm sàn như DXG, DIG, HQC, TCH, ITA, KBC, NLG, SCR, LDG, CII, VCG, HBC, LCG, PC1, CTD… Trong đó, DXG thanh khoản tốt nhất với 13,6 triệu đơn vị khớp lệnh (-6,9% về 15.400 đồng), các mã khác khớp từ 1-8,7 triệu đơn vị.
Nhóm phân bón cũng quay đầu giảm điểm khi DPM, DCM đều giảm nhẹ, khớp lệnh từ 4-6 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, tình hình cũng không khá hơn, khi HNX-Index cũng lao dốc từ sớm và kết phiên ở mức thấp nhất ngày, nhưng thanh khoản cải thiện mạnh.
Đóng cửa, với 37 mã tăng và 171 mã giảm (64 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 11,07 điểm (-4,82%) xuống 218,78 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 78,38 triệu đơn vị, giá trị 1.178,52 tỷ đồng, tăng 32% về khối lượng và 24% về giá trị so với phiên 10/10. Giao dịch thỏa thuận có thêm 12,2 triệu đơn vị, giá trị hơn 923 tỷ đồng.
Trong rổ HNX30 có 27 mã giảm và số mã giảm sàn là 12 mã như SHS, CEO, PVC, HUT, MBS, TVC, TAR… Trong đó, SHS -9,3% về 7.800 đồng và khớp hơn 12 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn. Các mã khác khớp từ 1-5 triệu đơn vị.
PVS khớp lệnh thứ 2 với 11,6 triệu đơn vị, giảm 9,5% về 21.800 đồng.
Các mã nhỏ giảm sàn khác như KLF, ART, IDJ, AMV, BII, MBG, KVC…
Trên UPCoM, chỉ số UPCoM-Index cũng chịu áp lực bán gia tăng dần và lùi sâu về mức đáy trong phiên, song thanh khoản gia tăng trở lại
Đóng cửa, với 98 mã tăng và 195 mã giảm (14 mã giảm sàn), UPCoM-Index giảm 2,19 điểm (-2,73%) xuống 77,95 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 32,34 triệu đơn vị, giá trị 520,38 tỷ đồng, tăng gần 25% về khối lượng và 36% về giá trị so với phiên 10/10. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,3 triệu đơn vị, giá trị gần 73 tỷ đồng.
Bảng điện tử UpCoM ít tiêu cực hơn 2 sàn chính, nhưng 5 mã thanh khoản tốt nhất sàn thì không có mã nào tăng với 4 mã giảm.
BSR vẫn khớp lệnh cao nhất với 9,8 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 3,5% về 19.300 đồng.
Các mã tiếp sau là ABB, C4G, OIL và VHG cùng khớp hơn 1 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm điểm, trong đó hợp đồng VN30F2210 giảm 43,5 điểm (-4,1%) về 989 điểm, khớp lệnh 432.443đơn vị, khối lượng mở hơn 48.707 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm thế chủ đạo, trong đó CSTB2217 khớp lệnh nhiều nhất, đạt hơn 4,935 triệu đơn vị, giảm 69,2% về 40 đồng/CQ; tiếp theo là CMBB2209 khớp 2,568 triệu đơn vị, giảm 65% lên 70 đồng/CQ.