Giao dịch chứng khoán chiều 29/6: Các trụ đỡ kéo VN-Index lên đỉnh mới

Giao dịch chứng khoán chiều 29/6: Các trụ đỡ kéo VN-Index lên đỉnh mới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Sự thận trọng gia tăng khiến dòng tiền vào thị trường trở nên dè dặt hơn trong phiên chiều, nhưng với sự hỗ trợ của các trụ đỡ như VHM, VCB, VN-Index vẫn tăng điểm và xác lập mức đỉnh đóng cửa mới.

Dư âm từ phiên giao dịch khá tích cực trước đó cùng với thông tin về tăng trưởng GDP quý II/2021 và 6 tháng đầu năm tích cực, cũng như kỳ vọng kết quả kinh doanh quý II/2021 khả quan giúp thị trường tăng điểm trong phiên sáng.

Tuy nhiên, do chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng trên của dải Bolinger Band nên việc điều chỉnh trở lại vào trong dải BB là dễ hiểu. Hoạt động giao dịch diễn ra khá hứng khởi, song dòng tiền không mở rộng, mà tập trung tại một số nhóm cổ phiếu, nhất là các bluechip, đây là lý do dù VN-Index tăng điểm nhưng số mã giảm nhiều hơn số mã xanh.

Bước vào phiên giao dịch chiều, lực mua mạnh dạn ngay đầu phiên kéo VN-Index lên trên ngưỡng 1.415 điểm sau ít phút giao dịch. Tuy nhiên, ở vùng điể này, lực bán gia tăng dần đẩy chỉ số này quay đầu xuống dưới ngưỡng 1.410 điểm, có lúc về sát tham chiếu.

Tuy nhiên, dường như ngưỡng kháng cự 1.410 điểm đang trở thành ngưỡng hỗ trợ tạm thời cho VN-Index, bởi khi chỉ số xuống vùng giá này, lực cầu gia tăng mạnh đã kéo VN-Index trở lại và hiện tường nghẽn, tắc lệnh đã diễn ra.

Chốt phiên, đồ thị ngày của VN-Index tiếp tục có cây nến xanh thứ 3, nhưng thanh khoản thấp hơn phiên trước, nhưng số mã giảm đã chiếm ưu thế trở lại sau 2 phiên tăng đẹp trước đó.

Thực ra với giao dịch không nét về thanh khoản như phiên chiều nay, thị trường nếu có một phiên đóng cửa ở giá đỏ có lẽ sẽ là diễn biến tích cực hơn!

Điểm đáng chú ý là trong khi nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng nhẹ thì khối tự doanh công ty chứng khoán lại quay ra bán ròng mạnh tới hơn 171 tỷ đồng, trong đó bán ròng mạnh nhất là VIC hơn 57 tỷ đồng, HPG hơn 54 tỷ đồng, VCB hơn 47 tỷ đồng.

Trong khi mua ròng khá mạnh VPB với 49 tỷ đồng, trái ngược hoàn toàn với hành động của nhà đầu tư nước ngoài khi VPB là mã bị khối ngoại bán ròng lớn nhất, tới gần 298 tỷ đồng.

Đóng cửa, với 153 mã tăng và 244 mã giảm, VN-Index tăng 4,23 điểm (+0,3%) lên 1.410,04 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 646,5 triệu đơn vị, giá trị 21.254,58 tỷ đồng, giảm khoảng 8% cả về khối lượng và về giá trị so với phiên 28/6. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 37,7 triệu đơn vị, giá trị gần 1.898 tỷ đồng.

Trong bối cảnh áp lực gia tăng, việc nhiều mã bluechip giữ vững được đà tăng đã giúp VN-Index duy trì sắc xanh. Trong đó, đáng kể nhất vẫn phải kể tới sự hỗ trợ của VHM khi mã này tăng 2,68% lên 118.600 đồng, đóng góp tới 2,7 điểm cho VN-Index.

Kết thúc phiên hôm nay, VHM tạo thêm cây nến xanh và bứt hẳn qua mức đỉnh với thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức tốt, dù giảm chút ít so với phiên hôm qua.

Tiếp đến là VCB tăng 1,2% lên mức cao nhất ngày và cũng là mức giá lịch sử mới 114.000 đồng, đóng góp 1,37 điểm cho VN-Index. Đây là phiên tăng thứ 6 liên tiếp của VCB với cây nến xanh hôm nay rất đẹp, thanh khoản cũng tốt hơn 3 phiên trước.

Ngoài ra, còn phải kể tới sự đóng góp của VIC, VNM, hay VJC +3,9% lên 120.000 đồng, FPT +3,4% lên 88.600 đồng, NVL, STB. Trong đó, STB có thanh khoản tốt nhất với hơn 36 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,65% lên 31.000 đồng.

Trong nhóm ngân hàng, ngoài VCB và STB, các mã tăng khác còn có MBB, LPB, EIB, SSB. Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng tăng tốt trong phiên để hỗ trợ chỉ số như SSI +1,3% lên 54.600 đồng, HCM +2,9% lên 50.400 đồng…

Nhiều mã ngân hàng giảm điểm, nhưng mức giảm không quá mạnh. Ngoại trừ VPB giảm 1,6% về 66.900 đồng, các mã TCB, CTG, ACB, HDB, TPB… đều giảm dưới 1%.

Nhóm xăng dầu cũng đa phần giữ sắc đỏ, trong đó GAS -2,1% xuống 93.000 đồng và đây là mã ảnh hưởng ngược mạnh nhất tới VN-Index với -1,02 điểm, PLX -1,6% xuống 56.200 đồng… Các mã HPG, BVH… giảm khoảng 1%

Về thanh khoản, các mã HPG, MBB, TCB, VPB và SSI có thanh khoản tốt, khớp từ 10 - 20 triệu đơn vị.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, mã TTF gây chú ý với thanh khoản tăng đột biến, đạt gần 27,6 triệu đơn vị, chỉ đứng sau STB, nhưng kết phiên giảm 4,4% về 7.900 đồng. Ngoài ra, một loạt mã thanh khoản cao cũng chìm trong sắc đỏ có FLC, ROS, PVD, DLG, HSG, FIT, HQC, KBC, ITA…, trong đó FLC khớp 22,68 triệu đơn vị, đứng thứ 3 sàn HOSE (-0,4% về 13.650 đồng), các mã còn lại khớp lệnh từ 7-17 triệu đơn vị.

Ngược lại, các mã AAA, IJC, HNG, SCR, HAG… tăng điểm, trong đó AAA khớp lệnh 21,45 triệu đơn vị (+3,8% lên 20.500 đồng)

Trên sàn HNX, sức ép lớn khiến chỉ số HNX-Index có thời điểm lùi qua tham chiếu, trước khi kịp hồi phục trong thời gian cuối phiên nhờ sức cầu tốt.

Đóng cửa, với 95 mã tăng và 127 mã giảm, HNX-Index tăng 10,69 điểm (+0,21%) lên 323,79 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 132,79 triệu đơn vị, giá trị 3.233,92 tỷ đồng, tăng 4% về khối lượng và 9% về giá trị so với phiên 28/6. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 5 triệu đơn vị, giá trị hơn 194 đồng.

Áp lực xả khiến nhiều mã trong rổ HNX30 giảm điểm với 20 mã, nhưng việc những mã trụ như SHB, NVB, SHS, LAS, THD, NRC… còn tăng, giúp chỉ số duy trì được sắc xanh.

Cụ thể, SHB +1,8% lên 28.500 đồng, khớp lệnh hơn 35,4 triệu đơn vị, vượt trội so với phần còn lại. NVB +1% lên 19.500 đồng, khớp hơn 11 triệu đơn vị. SHS +0,5% lên 44.000 đồng, khớp hơn 7 triệu đơn vị. Đáng chú ý, NBC tăng trần lên 15.20 đồng (+9,4%), khớp lệnh 1,15 triệu đơn vị.

Ở chiều ngược lại, mã PVS và nhóm dầu khí nói chung với PVB, PVC… đều giảm, trong đó PVS -2,3% về 29.80 đồng, khớp lệnh 12,78 triệu đơn vị.

Các cổ phiếu nổi bật hơn cả là TC6, NBC, TVD, TDN và CTC, khi đều tăng kịch trần, khớp từ 0,36 triệu đến 1,03 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, chỉ số UPCoM-Index cũng lùi nhanh về tham chiếu trong phiên chiều trước sức ép chung, trước khi hồi nhẹ khi kết phiên.

Đóng cửa, với 156 mã tăng và 129 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,5 điểm (+0,57%) lên 90,3 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 81,77 triệu đơn vị, giá trị 1.642,62 tỷ đồng, tăng 22% về khối lượng và 31% về giá trị so với phiên 28/6. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 14 triệu đơn vị, giá trị 1hơn 338 tỷ đồng.

Cổ phiếu BSR vẫn là mã giao dịch sôi động nhất sàn với hơn 18,22 triệu đơn vị, nhưng giảm 2,3% xuống 21.300 đồng. Một mã cùng ngành khác là OIL cũng giảm, mất 3,8% xuống 15.400 đồng, khớp lệnh 3,5 triệu đơn vị.

Các mã có thanh khoản cao tiếp sau đều tăng tích cực như VGT +2,6% lên 19.600 đồng, khớp lệnh 6,45 triệu đơn vị; ABB +2,2% lên 23.300 đồng, khớp lệnh 4,1 triệu đơn vị; BVB +2,2% lên 23.600 đồng, khớp lệnh 4,08 triệu đơn vị; SBS +1,9% lên 15.800 đồng và HHV +9,4% lên 18.700 đồng, cùng khớp hơn 2,2 triệu đơn vị.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng điểm. Trong đó, hợp đồng VN30F2107 đáo hạn gần nhất ngày 15/7 có thanh khoản dẫn đầu, đạt gần 166.652 đơn vị, kết phiên tăng 10,1 điểm (+0,7%) lên 1.533,9 điểm, khối lượng mở hơn 28.667 đơn vị.

Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ chiếm ưu thế, nhưng mã giao dịch sôi động nhất là CFPT2101 với hơn 255.200 đơn vị khớp lệnh lại tăng điểm với mức tăng 5,8% lên 4.370 đồng/CQ.

Tin bài liên quan