Sức ép sớm xuất hiện khiến VN-Index giảm điểm ngay khi mở cửa phiên 14/7. Đà giảm tuy không mạnh, nhưng trong xu hướng tăng dần về cuối phiên sáng khi dòng tiền vào thị trường tỏ ra yếu ớt.
Bước vào phiên chiều, sức cầu có phần cải thiện, giúp VN-Index dần hồi trở lại. Tuy nhiên, mức hồi phục là rất chậm khi tâm lý nhà đầu tư cho thấy sự thận trọng cao độ nên chỉ số chưa thể vượt qua tham chiếu.
Đóng cửa, với 181 mã tăng và 178 mã giảm, VN-Index giảm 0,61 điểm (-0,07%) về 868,11 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 236,13 triệu đơn vị, giá trị 4.066,9 tỷ đồng, gần tương đương cả về khối lượng và giá trị so với phiên 13/7. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 34,49 triệu đơn vị, giá trị 918,8 tỷ đồng.
Rổ VN30 giao dịch khá cân bằng, nhưng vì có nhiều mã vốn hóa lớn nhất giảm điểm nên tạo sức ì lớn lên chỉ số, dù mức giảm không mạnh. Đơn cử, SAB -2,5%, MSN -1,1%. TCB -1%, NVL 1,1%, VPB và CTD cùng -0,7%...
Ngược lại, VHM giao dịch tích cực với mức tăng 1,8% lên 80.500 đồng, GAS +1,1% lên 72.200 đồng, HPG, SBT, STB cùng tăng khoảng 1%, VNM +0,3%...
Đáng chú ý, SSI bật tăng mạnh 4,7% lên 16.700 đồng, khớp lệnh mạnh nhất rổ với 9,13 triệu đơn vị. Ngoài SSI, nhiều mã chứng khoán cũng tăng tích cực cả về điểm số lẫn thanh khoản như HCM +1,8% lên 19.500 đồng, khớp lệnh 2,12 triệu đơn vị, VCI +1,2% lên 25.050 đồng, khớp lệnh 0,78 triệu đơn vị, APG +1% lên 9.790 đồng, khớp lệnh 0,72 triệu đơn vị…
Tại nhóm cổ phiếu thị trường, đà tăng đã có sự cải thiện so với đâu phiên giúp VN-Index cân bằng hơn. HQC tăng trần lên 1.810 đồng, khớp lệnh 18,46 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE. Các mã TTF, HAI, DLG, LCG, TTB, OGC, KBC, HNG… cũng đều tăng điểm, thanh khoản khá tốt từ 1 triệu đơn vị trở lên.
Ở chiều ngược lại, các mã HAG, ITA, FLC, SJF, TCH, ASM, LDG… vẫn chìm trong sắc đỏ. Trong đó, HAG giảm 3,7% về 4.890 đồng, khớp lệnh cao thứ 2 sàn HOSE với 9,5 triệu đơn vị. Các mã còn lại đều khớp trên 1 triệu đơn vị.
Mã DAH chỉ sau 1 phiên tăng đã giảm sàn trở lại trong phiên này, về còn 10.650 đồng, khớp lệnh 0,87 triệu đơn vị. Trước đó, mã này ghi nhận 7 phiên giảm sàn liên tiếp.
Trên sàn HNX, sau khi trồi sụt ở phiên sáng, đà tăng đã ổn định hơn trong phiên chiều khi đón nhận khá tích cực dòng tiền, cho dù không ở mức cao, giúp chỉ số sàn này tăng ở mức cao nhất ngày.
Đóng cửa, với 66 mã tăng và 75 mã giảm, HNX-Index tăng 0,49 điểm (+0,42%) lên 116,14 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 36,06 triệu đơn vị, giá trị 367,46 tỷ đồng, tăng 24% về khối lượng và 26% về giá trị so với phiên 13/7. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,84 triệu đơn vị, giá trị 54,22 tỷ đồng.
Việc nhiều mã lớn tăng điểm giúp HNX-Index giữ ổn định được đà tăng trong phiên chiều. Rổ HNX30 có tới 17 mã tăng, trong đó, ACB +0,4% lên 24.000 đồng, VCG +1,1% lên 26.900 đồng, VCS +0,6% lên 63.400 đồng… NRC +4,5%, DHT +3,5%, NVB +1,1%..
Đa phần cổ phiếu chứng khoán trên HNX cũng tăng điểm, trong đó SHS +3% lên 13.600 đồng, khớp lệnh 3,17 triệu đơn vị.
Dẫn đầu thanh khoản là ACM với 3,47 triệu đơn vị, nhưng giảm sàn về 900 đồng. Các mã NVB, SHB khớp hơn 2 triệu đơn vị, còn CEO, HUT, PVS, DST khớp hơn 1 triệu đơn vị.
THD ghi nhận phiên tăng trần thứ 18 liên tiếp lên 9.5000 đồng, từ mức 19.500 đồng là giá đóng cửa phiên chào sàn 19/6, thanh khoản không cao với 27.1000 đơn vị khớp lệnh.
Trên sàn UPCoM, sắc đỏ bao trùm ngay khi mở cửa và đà giảm cũn trong xu hướng tăng dần về cuối phiên, thanh khoản cải thiện.
Đóng cửa, với 81 mã tăng và 73 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (-0,6%) về 56,94 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 15,89 triệu đơn vị, giá trị 231,52 tỷ đồng, tăng 38% về khối lượng và 49% về giá trị so với phiên 13/7. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,5 triệu đơn vị, giá trị 65,79 tỷ đồng.
Tân binh BVB sau 3 phiên tăng đã giảm sàn về 15.500 đồng trong phiên hôm nay, khớp lệnh 2,375 triệu đơn vị, cao nhất sàn. Các mã ngân hàng khác như LPB, VIB giảm điểm, BAB đứng giá, chỉ KLB tăng điểm.
Hai mã đứng kế về thanh khoản là LPB với 2,08 triệu đơn vị, giảm 0,1% về 8.500 đồng. BSR khớp 1,53 triệu đơn vị, đứng giá 7.100 đồng.
VOC đã mất sắc tím về cuối phiếu, đứng tại 15.400 đồng (+13,2%), khớp lệnh 0,37 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng đều tăng điểm. Trong đó, hợp đồng VN30F2007 đáo hạn ngày 16/7 tăng 0,15% lên 804,2 điểm với 192.988 hợp đồng được chuyển nhượng, cao nhất nhóm, khối lượng mở 25.862 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, diễn biến khá cân bằng với 20 mã giảm và 19 mã tăng. Trong đó, mã có thanh khoản tốt nhất là CVIC2002 với 536.960 đơn vị được giao dịch, đóng cửa giảm 40% về 30 đồng.