Giao dịch chứng khoán chiều 12/1: Đỉnh lịch sử không còn xa

Giao dịch chứng khoán chiều 12/1: Đỉnh lịch sử không còn xa

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Dù áp lực chốt lời diễn ra mạnh hôm nay, đặc biệt từ nhà đầu tư nước ngoài, nhưng VN-Index tiếp tục duy trì đà tăng và tiến sát hơn tới mức đỉnh đóng cửa lịch sử 1.204,33 điểm xác lập ngày 9/4/2018. 

Cũng như một số phiên giao dịch gần đây, tâm lý e ngại hệ thống bị ách tắc khiến hoạt động giao dịch hết sức sôi động trong phiên giao dịch sáng và nửa đầu phiên chiều, trước khi đi vào trạng thái “chợ chiều” trong nửa phiên cuối ngày.

Ngay khi mở cửa, hoạt động chốt lời diễn ra mạnh mẽ tại nhiều nhóm cổ phiếu sau chuỗi ngày dài tăng nóng, nhất là lực cung từ các nhà đầu tư nước ngoài. Song, dòng tiền vẫn chảy mạnh khiến hàng chốt lời nhanh chóng được hấp thụ. Điều này không chỉ giúp VN-Index nhanh chóng lấy lại đà tăng sau mỗi nhịp điều chỉnh ngay trong phiên, mà còn kéo thanh khoản tăng nhanh.

Chỉ trong phiên sáng, thanh khoản sàn HOSE đã đạt gần 12.500 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 15.000 tỷ đồng trong 30 phút của phiên giao dịch chiều, trước khi bắt đầu giao dịch nhỏ giọt từ thời điểm 13h30. Đến khi kết phiên, chỉ có thêm hơn 500 tỷ đồng được đưa vào giao dịch.

So với phiên hôm qua 11/1, thanh khoản phiên hôm nay tuy giảm khá mạnh nhưng vẫn ở mức rất cao, gần 16.000 tỷ đồng, cho thấy dòng tiền lớn chưa có dấu hiệu suy yếu, mà khi tiền còn chảy, thị trường còn đi lên. VN-Index phiên này đã tăng vượt mức 1.190 điểm, cũng là mức cao nhất ngày. Trong khi đó, những nhà đầu tư đã trót bán ra đầu phiên lại dịp tiếc nuối bởi đã bán thì khó có thể mua lại với giá rẻ hơn.

Đóng cửa, với 269 mã tăng và 178 mã giảm, VN-Index tăng 7,39 điểm (+0,62%) lên 1.192,28 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 719,93 triệu đơn vị, giá trị gần 15.805 tỷ đồng, giảm khoảng 15% cả về khối lượng và giá trị so với phiên 11/1. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 36,6 triệu đơn vị, giá trị 1.027,58 tỷ đồng.

Sự phân hóa ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, bluechip đã hạn chế hơn. Sắc xanh đã tích cực hơn tại các mã HPG +4,3% lên 44.900 đồng, TCH và REE cùng tăng 3,7%; các mã SAB, KDH, SSI, FPT… tăng trên dưới 2%.

Tại nhóm ngân hàng, ngoại trừ BID và VCB giữ được sắc xanh với mức tăng hơn 1%, EIB đứng giá, còn lại đều giảm, trong đó STB, LPB, MSB giảm khoảng 1%, còn lại đều dưới mức này. Tuy giảm không mạnh, nhưng việc nhóm cổ phiếu trụ này suy yếu trước áp lực chốt lời cũng ảnh hưởng tới đà tăng của chỉ số.

Dù vậy, đây vẫn là nhóm hút tiền mạnh nhất: STB dẫn đầu sàn HOSE với hơn 27,2 triệu đơn vị khớp lệnh; MBB và TCB cùng khớp khoảng 16,5 triệu đơn vị; LPB, ACB, TCG khớp từ 9-13 triệu đơn vị, MSB, HDB hơn 5 triệu đơn vị…

Trong rổ VN30 khớp lệnh mạnh còn có HPG 22,7 triệu đơn vị; SSI, TCH khớp 16,5 triệu và 9,78 triệu đơn vị. Các mã này đều tăng điểm.

Nhóm cổ phiếu thị trường, ROS vẫn là điểm đến của dòng tiền với thanh khoản khớp lệnh chỉ sau TSB, đạt 24,39 triệu đơn vị, tăng kịch trần +6,7% lên 2.870 đồng và còn dư mua giá trần hơn 4,6 triệu đơn vị.

Các mã liên quan khác như FLC, AMD, HAI cũng đều giữ vững sắc xanh, trong đó, FLC khớp hơn 21,6 triệu đơn vị, tăng 5,7% lên 5.020 đồng.

HQC cũng được kéo tăng trần lên 2.340 đồng, khớp lệnh hơn 22, triệu đơn vị.

Tương tự, CTD và DIG cùng giữ vững sắc tím ở mức 84.100 đồng và 33.650 đồng, khớp lệnh 12,8 triệu và 5,5 triệu đơn vị và còn dư mua trần khá lớn.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ra mạnh nhiều mã bluechip như HPG, LPB, VRE, VHM, DXG, CTG..., trong khi mua vào mạnh các chứng chỉ quỹ.

Trên sàn HNX, hoạt động giao dịch đã tích cực từ phiên chiều, khi mà HOSE chững lại và dòng tiền đã chuyển hướng sang sàn này, giúp chỉ số HNX-Index cũng kết phiên ở mức cao nhất ngày.

Đóng cửa, với 125 mã tăng và 83 mã giảm, HNX-Index tăng 2,85 điểm (+1,3%) lên 221,97 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 167,28 triệu đơn vị, giá trị 2.378,04 tỷ đồng, tăng 21% về khối lượng và 13% về giá trị so với phiên 11/1. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,78 triệu đơn vị, giá trị gần 19 tỷ đồng.

Nhóm mã lớn, SHB đã kéo về tham chiếu 18.80 đồng, trong khi CEO, SHS, NVB, MBS, TNG, NTP… vững sắc xanh. Trong đó, TNG +4,6% lên 18.300 đồng.

Ngược lại, các mã PVS, HUT, TVC, BVS… vẫn trong sắc đỏ, nhưng đà giảm đã hạn chế đáng kể. Trong đó, PVS -0,5% về 20.900 đồng.

Về thanh khoản, SHB dẫn đầu với 34,67 triệu đơn vị. PVS khớp 11,6 triệu đơn vị, đứng thứ 3.

Các mã ART, KLF, ACM, VIG, MBG, DST tăng kịch trần, trong đó ART khớp 12,69 triệu đơn vị, đứng thứ 2 (tăng lên 4.600 đồng, +9,5%), KLF khớp 10,25 triệu đơn vị, đứng thứ 4 (tăng lên 2.900 đồng, +7,5%). Các mã ACM, VIG, MBG, DST khớp từ 3-6 triệu đơn vị.

Trên UPCoM, chỉ số UPCoM-Index cũng nhận được sự chú ý của dòng tiền trong phiên chiều nên đã bật tăng mạnh cả về điểm số lẫn thanh khoản, kết phiên ở mức cao nhất ngày.

Đóng cửa, với 163 mã tăng và 97 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,94 điểm (+1,22%) lên 77,89 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 64,14 triệu đơn vị, giá trị 1.084 tỷ đồng, tăng 22% về khối lượng và 27% về giá trị so với phiên 11/1. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp xấp xỉ 1 triệu đơn vị, giá trị hơn 22,5 tỷ đồng.

Mã BSR đã đảo chiều tăng giá lên mức cao nhất ngày 12.600 đồng (+4,1%) khi nhận được dòng tiền lớn, khớp lệnh 13,53 triệu đơn vị, cao nhất sàn và vượt trội so với các mã đứng sau như SBS, PFL, VGT, VHG.

Các mã PFL, VGT, VHG phiên này tăng trần, lần lượt đạt 3.600 đồng (+12,5%), 13.200 đồng (+14,8%) và 2.000 đồng (11,1%), khớp lệnh từ 2,2-2,8 triệu đơn vị.

SBS khớp lệnh thứ 2 với 3,33 triệu đơn vị, nhưng giảm 1,7% về 5.700 đồng.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm điểm, trong đó VN30F2101 giảm nhẹ nhất 0,1% về 1.191,9 điểm, tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 159.686 đơn vị, khối lượng mở 50.022 đơn vị, trong khi 3 mã còn lại giảm khoảng 0,5%.

Trên thị trường chứng quyền, trong 3 mã thanh khoản cao nhất sàn thì có 2 mã giảm điểm. Trong đó, giao dịch sôi động nhất là CTCH2002 khớp 3.763.100 đơn vị, giảm 7,9% về 1.750 đồng/CQ.

Tin bài liên quan