Tại thị trường nội địa, giá vàng được điều chỉnh tăng nhẹ trong ngày.
Vàng SJC lúc đầu ngày giao dịch ở 33,19 – 33,43 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 30.000 đồng/lượng mỗi chiều so với ngày hôm qua. Về cuối ngày, giá được điều chỉnh tăng trở lại 30.000 đồng/lượng, mua vào – bán ra ở 33,22 – 33,46 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu lúc đầu ngày mua vào – bán ra ở 32,88 – 33,33 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều so với ngày hôm qua. Về cuối ngày, giá được điều chỉnh tăng nhẹ 10.000 đồng/lượng mỗi chiều, giao dịch ở 32,89 – 33,34 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường ngoại tệ, Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 22.400 – 22.470 VND/USD (mua vào – bán ra), tăng 10 đồng mỗi chiều so với ngày hôm qua.
Trên thị trường tự do, USD hiện giao dịch ở 22.430 – 22.450 VND/USD (mua vào – bán ra), tăng 10 đồng mỗi chiều so với ngày hôm qua.
Trong phiên giao dịch tại thị trường châu Á hôm nay, giá vàng không có biến động mạnh.
Trên sàn Hong Kong, giá vàng mở cửa ở 1.212,7 USD/ounce, sau khi mở phiên, giá vàng chủ yếu đi ngang quanh ngưỡng này, đóng cửa ở 1.214,60 USD/ounce, tăng nhẹ so với giá mở cửa.
Trên sàn New York, giá vàng mở cửa ở 1.218,60 USD/ounce, sau khi mở phiên, giá vàng nhanh chóng giảm nhẹ, chạm đáy ở 1.207,40 USD/ounce, giảm 11,2 USD/ounce so với giá mở cửa. Về cuối phiên, giá vàng hồi phục trở lại, đóng cửa ở 1.212,7 USD/ounce, giảm nhẹ 2,3 USD/ounce so với chốt phiên trước đó.
Giá vàng giao sau tháng 8 trên sàn Comex giảm 2,5 USD/ounce, đóng cửa ở 1.214,9 USD/ounce.
Sở dĩ giá vàng không thể lật ngược tình thế thành công bởi có thêm thông tin kinh tế tích cực của Mỹ được công bố, tiếp thêm động lực cho kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất trong tháng 6. Theo đó, số liệu lĩnh vực sản xuất của Mỹ trong tháng 5 vừa được công bố tốt hơn so với dự báo được đưa ra trước đó.
Bên cạnh đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc trong tháng đứng ở mức 50,1 điểm. Con số trên 50 thể hiện sự tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất.