Giá vàng hôm nay ngày 8/1: Chuyên gia chỉ ra báo động đỏ của thị trường vàng

Giá vàng hôm nay ngày 8/1: Chuyên gia chỉ ra báo động đỏ của thị trường vàng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường vàng đang giao dịch đi ngang "chờ đợi" báo cáo CPI tháng 12 của Hoa Kỳ và giới phân tích cho rằng, CPI yếu thì vàng phải tăng, nếu không thì đó là "báo động đỏ".

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi đi ngang ngày hôm qua, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn mở cửa sáng nay ngày 8/1 giảm 500.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết lần lượt ở mức 71,5 – 74,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC niêm yết ở mức 71,5 – 74,5 triệu đồng/lượng.

Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu tính đến đầu giờ sáng nay tăng 110.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với cuối ngày hôm qua, hiện đứng ở mức 62,69 – 63,79 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 2,2 USD lên 2.045,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đảo chiều giảm nhẹ 2,2 USD lên 2.043,4 USD/ounce.

Giá vàng tương lai giao tháng 2/2024 trên sàn Comex New York giảm 0,2 USD, tương ứng giảm 0,01% xuống 2.049,8 USD/ounce.

Theo nhiều nhà phân tích, thị trường vàng đã có một khởi đầu thuận lợi sau tuần giao dịch đầu tiên của năm 2024 ngay cả khi giá mất đi một số điểm khi củng cố ở mức cao từ 2.000 - 2.050 USD/ounce. Hiện kim loại quý này đang rơi vào tình trạng giằng co khi các nhà đầu tư cố gắng dự đoán động thái tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang.

Sự kiện rủi ro lớn nhất đối với vàng trong tuần này là báo cáo CPI tháng 12 sẽ được công bố vào thứ Năm. Nếu lạm phát tiếp tục giảm, nó có thể một lần nữa thúc đẩy sự lạc quan của thị trường về khung thời gian cắt giảm lãi suất.

Adam Button, người đứng đầu chiến lược tiền tệ tại Forexlive.com, cho biết các yếu tố thời vụ và dữ liệu việc làm mới nhất cho thấy giá vàng cao hơn, nhưng phản ứng của kim loại quý đối với CPI sẽ là yếu tố then chốt.

Bên cạnh việc thị trường vàng muốn thấy Fed cắt giảm lãi suất, Button cho rằng, về cơ bản thì kim loại quý này phụ thuộc vào CPI. Nếu CPI yếu, vàng phải tăng. "Nếu bạn nhận được dữ liệu mềm và nó không tăng theo chỉ số CPI thì đó là báo động đỏ”, ông cảnh báo.

Ông nói thêm: “Hiện tại mọi thứ đều hướng tới vàng, nhưng giờ đã đến lúc phải đứng lên hoặc im lặng. Vàng phải vượt qua mức 2.100 USD, hay thực sự là 2.080 USD, vào thời điểm đóng cửa hàng tháng của tháng 1. Nếu không, có lẽ điều đó sẽ không xảy ra”.

Tuy nhiên, với dự báo đồng đô la sẽ giảm giá vào tuần thứ 2 của năm 2024, Button cho rằng chắc chắn vàng sẽ tăng giá. Đồng thời, theo yếu tố mùa vụ, ông đánh giá lạc quan cả tháng về điều đó.

Trong khi đó, Marc Chandler, Giám đốc điều hành tại Bannockburn Global Forex, dự đoán vàng sẽ giao dịch đi ngang vào tuần tới và ông đang xem xét báo cáo CPI để biết hướng đi.

Với mức giá khoảng 2.043,4 USD/ounce ở thời điểm hiện tại, thì giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) đang ở mức 61,09 triệu đồng/lượng, như vậy, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và thế giới rơi vào khoảng 13,43 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) mở cửa sáng nay đứng ở mức 102,43 điểm.

Tỷ giá trung tâm hôm nay ngày 8/1 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 23.933 đồng/USD, tăng 1 đồng so với cuối tuần qua. Với biên độ +/-5% theo quy định, biên độ dao động của tỷ giá USD tương ứng là 22.736 – 25.130 đồng/USD.

Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sáng nay niêm yết ở mức 23.400 đồng/USD ở chiều mua vào và 25.079 đồng/USD ở chiều bán ra.

Tỷ giá USD tại một số ngân hàng thương mại lớn như VCB, BIDV, VietinBank, Techcombank, ACB… hiện giao dịch quanh mức 24.160 – 24.530 đồng/USD.

Sáng nay tại thị trường Hà Nội, giá USD tự do mua vào khoảng 24.730 đồng/USD và bán ra là 24.830 đồng/USD.

Tin bài liên quan