Giá kim loại công nghiệp tăng vọt khi nhà đầu tư đặt cược vào nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc

Giá kim loại công nghiệp tăng vọt khi nhà đầu tư đặt cược vào nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Các kim loại công nghiệp đã có mức tăng vượt trội hơn so với chứng khoán toàn cầu trong năm nay do dấu hiệu nhu cầu phục hồi từ các nhà sản xuất Trung Quốc làm tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung thắt chặt trên toàn cầu.

Chỉ số theo dõi hiệu suất của sáu kim loại công nghiệp trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) đã tăng 8% kể từ đầu năm 2024, vượt xa mức tăng 6,3% của chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI.

Chỉ số bao gồm sáu kim loại là đồng, chì, kẽm, nhôm, thiếc và niken đã tăng mạnh trong tháng 4 khi các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng hơn rằng lãi suất toàn cầu ở mức cao kéo dài nhằm kiềm chế lạm phát sẽ không cản trở tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, các nhà phân tích đã nêu lên mối lo ngại rằng những trở ngại trong sản xuất từ ​​các công ty khai thác sẽ hạn chế nguồn cung.

Chỉ số giá hàng hoá LME và chỉ số chứng khoán toàn cầu của MSCI

Chỉ số giá hàng hoá LME và chỉ số chứng khoán toàn cầu của MSCI

Ewa Manthey, chiến lược gia hàng hóa tại ING cho biết: “Kỳ vọng về sự phục hồi nhu cầu toàn cầu trong năm nay đang hỗ trợ giá kim loại công nghiệp cao hơn”.

Trong đó, những dấu hiệu đầu tiên về nhu cầu quay trở lại từ Trung Quốc. Chỉ số sản xuất mới nhất của Trung Quốc được công bố vào cuối tháng 3 đã mở rộng lần đầu tiên kể từ tháng 9/2023.

Trong khi đó, giá đồng đã tăng gần 10% kể từ đầu năm 2024 và đạt mức cao nhất trong 15 tháng là 9.523 USD/tấn vào thứ Ba (9/4). Đồng có nhiều ứng dụng đa dạng bao gồm xây dựng, đường dây điện và xe điện, được nhiều người xem là phong vũ biểu quan trọng về sức khỏe kinh tế toàn cầu.

Giá đồng tăng khi các nhà phân tích lo ngại về tác động của nguồn cung thắt chặt hơn từ các công ty khai thác. Vào tháng 3, các nhà máy luyện đồng của Trung Quốc - nơi xử lý hơn một nửa nguồn cung đồng của thế giới - đã đồng ý bắt tay vào việc cắt giảm sản lượng hiếm hoi để đối phó với tình trạng thiếu nguyên liệu thô, mặc dù vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Diễn biến một số kim loại trên sàn LME
Diễn biến một số kim loại trên sàn LME

Morgan Stanley hiện dự đoán sản lượng đồng khai thác sẽ giảm 0,7% trong năm nay. Trong khi đó, Macquarie dự đoán trong tuần này rằng tăng trưởng sản xuất kẽm tinh chế sẽ giảm 0,4%.

Giá kẽm trên LME đã tăng 0,8% và giao dịch ở mức 2.756 USD/tấn vào thứ Năm (11/4), mức cao nhất kể từ tháng 4/2023. Thiếc, nhôm và chì cũng đạt mức cao nhất nhiều tháng trong tuần này.

Các nhà phân tích cho rằng sự lạc quan mới đối với kim loại phần lớn là nhờ Trung Quốc, nhưng theo Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo cho rằng điều đó cũng được hỗ trợ không kém bởi “dữ liệu mạnh mẽ mà chúng tôi đã thấy ở những thị trường khác”.

“Có vẻ như chúng ta đã vượt qua thời kỳ tồi tệ nhất trong lĩnh vực xây dựng ở Mỹ và Châu Âu”, ông cho biết.

Viện Quản lý Cung ứng (ISM) cho biết vào đầu tháng này rằng hoạt động sản xuất của nhà máy ở Mỹ đã bước vào vùng mở rộng vào tháng 3 lần đầu tiên kể từ tháng 9/2022.

Bank of America cũng đã nâng dự báo giá đối với các kim loại công nghiệp do dự đoán nguồn cung thắt chặt và nhu cầu tăng nhanh, đặc biệt là đối với đồng. Ngân hàng này dự báo giá đồng và nhôm sẽ tăng lên mức trung bình lần lượt là 12.000 USD/tấn và 3.250 USD/tấn vào năm 2026.

Michael Widmer, chiến lược gia hàng hóa của Bank of America cho biết: “Việc thiếu các dự án khai thác được thảo luận nhiều đang trở thành một vấn đề ngày càng gia tăng đối với đồng. Trong khi đó, đầu tư vào công nghệ xanh và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sẽ góp phần thúc đẩy giá đồng hơn nữa”.

Mặt khác, một số nhà đầu tư cũng đã chuyển hướng sang đầu tư hàng hóa để bảo vệ khỏi lạm phát kéo dài, hiện vẫn chưa đạt mục tiêu của nhiều ngân hàng trung ương.

Số liệu công bố trong tuần này cho thấy lạm phát toàn phần của Mỹ đã tăng lên mức 3,5% trong tháng 3, từ mức 3,4% trong tháng 2, vượt qua kỳ vọng và đánh dấu mức tăng hàng tháng thứ hai liên tiếp khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cân nhắc thời gian cắt giảm lãi suất vốn đang ở mức cao nhất trong 23 năm.

Tin bài liên quan