Giá khí đốt tự nhiên tăng 700% là yếu tố chính gây ra lạm phát trên toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Khí tự nhiên đang là mặt hàng nóng nhất trên thế giới hiện tại với mức tăng khoảng 700% ở châu Âu kể từ đầu năm ngoái, đẩy châu lục này đến bờ vực suy thoái.
Giá khí đốt tự nhiên tăng 700% là yếu tố chính gây ra lạm phát trên toàn cầu

Khí đốt tự nhiên hiện nay cũng đang cạnh tranh với dầu mỏ như một loại nhiên liệu định hình địa chính trị.

Căng thẳng ở Ukraine là chất xúc tác cho cuộc khủng hoảng khí đốt lên một cấp độ mới bằng cách lấy đi một phần quan trọng của nguồn cung cấp. Nga đang cắt giảm khí đốt vận chuyển theo đường ống đến châu Âu dù EU cho biết, họ muốn ngừng mua dầu từ Moscow.

Cuộc tranh giành để lấp đầy khoảng trống sản lượng đó đang trở thành một cuộc chiến trên toàn thế giới khi các quốc gia chạy đua để đảm bảo hàng hóa khan hiếm khí tự nhiên hóa lỏng trước mùa đông Bắc bán cầu.

Giá khí đốt tự nhiên tăng mạnh

Giá khí đốt tự nhiên tăng mạnh

Dầu mới?

Đức cho biết, sự thiếu hụt khí đốt có thể gây ra sự sụp đổ hệ thống giống như Lehman Brothers vì cường quốc kinh tế của châu Âu phải đối mặt với viễn cảnh chưa từng có về các doanh nghiệp và người tiêu dùng cạn kiệt năng lượng.

Đường ống Nord Stream chính vận chuyển khí đốt của Nga đến Đức sẽ ngừng hoạt động trong 10 ngày kể từ ngày 11/7 để bảo trì và ngày càng có nhiều lo ngại rằng Moscow có thể không mở lại đường ống.

Kevin Book, giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu ClearView Energy Partners LLC cho biết: “Đây là những năm 1970 đối với khí tự nhiên. Thế giới hiện đang nghĩ về khí đốt như đã từng nghĩ về dầu mỏ, và vai trò thiết yếu của khí đốt trong các nền kinh tế hiện đại và nhu cầu về nguồn cung cấp an toàn và đa dạng đã trở nên rất rõ ràng".

Khí đốt tự nhiên từng là một hàng hóa không được chú trọng trong các thị trường khu vực bị phân mảnh. Giờ đây, mặc dù toàn cầu hóa dường như đang thoái lui trên phần lớn nền kinh tế thế giới, nhưng thương mại khí đốt đang đi theo hướng ngược lại. Khí đốt tự nhiên đang toàn cầu hóa nhanh nhưng có thể không đủ nhanh.

Nhiều quốc gia đã chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên như một phần của quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn, khi họ tìm cách loại bỏ dần việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch bẩn hơn như than đá và trong một số trường hợp là cả năng lượng hạt nhân. Các nhà sản xuất lớn như Mỹ đã nhanh chóng tăng trưởng các nhà xuất khẩu LNG để sánh ngang với Qatar là quốc gia lớn nhất thế giới - đang nhận thấy nhu cầu tăng cao đối với sản lượng của họ.

Trong khi đó, có tới 44 quốc gia đã nhập khẩu LNG vào năm ngoái, gần gấp đôi so với một thập kỷ trước. Nhưng khí đốt khó có thể vận chuyển quanh hành tinh hơn nhiều so với dầu, vì nó phải được hóa lỏng tại những nơi như nhà máy Freeport ở Texas.

Và đó là lý do tại sao một vụ hỏa hoạn nhỏ tại cơ sở hoá lỏng khí tự nhiên Freeport LNG - cơ sở hóa lỏng khí tự nhiên từ các mỏ đá phiến của Mỹ để vận chuyển ra nước ngoài - lại có tác động quá lớn.

Cuộc khủng hoảng hiện tại

Giá khí đốt ở châu Âu và châu Á đã tăng hơn 60% trong những tuần kể từ khi Freeport buộc phải tạm thời ngưng hoạt động sau khi xảy ra sự cố hoả hoạn ngày 8/6, đây cũng là giai đoạn chứng kiến ​​việc Nga cắt giảm nguồn cung hơn nữa. Ngược lại, tại Mỹ, giá nhiên liệu giảm gần 40% bởi vì việc ngừng hoạt động đồng nghĩa với việc sẽ còn nhiều khí đốt hơn để sử dụng trong nước.

Đã có rất nhiều dấu hiệu về tình trạng khan hiếm trên thị trường. Căng thẳng địa chính trị ở châu Âu và đại dịch Covid-19 trên toàn cầu có thể đang xoay chuyển mọi hàng hóa từ lúa mì đến nhôm và kẽm, nhưng rất ít so với sự biến động kinh hoàng của giá khí đốt toàn cầu. Ở châu Á, giá nhiên liệu hiện đắt gấp khoảng ba lần so với một năm trước. Ở châu Âu, đó là một trong những lý do chính khiến lạm phát vừa đạt mức kỷ lục mới.

Mặc dù vậy, giá khí đốt tự nhiên vẫn rẻ hơn ở Mỹ. Với việc các đồng minh chính trị chủ chốt từ Đức đến Ukraine đang khao khát mua khí đốt của Mỹ, các nhà sản xuất Mỹ cảnh báo rằng doanh số bán ra nước ngoài nhiều hơn sẽ đồng nghĩa với việc chi phí trong nước cao hơn.

Paul Cicio, Chủ tịch của Industrial Energy Consumers of America cho biết, phản ứng của thị trường đối với sự cố hỏa hoạn của Freeport cho thấy “mối liên hệ rõ ràng giữa xuất khẩu LNG và tác động lạm phát đối với giá khí đốt tự nhiên và điện trong nước”.

Để đáp ứng tất cả các nhu cầu mới sẽ đòi hỏi một làn sóng đầu tư lớn vào nguồn cung. Điều đó đang được tiến hành và nó đã được thúc đẩy tại cuộc họp tuần trước của các nền kinh tế lớn nhất thế giới phương Tây, tại đó các nhà lãnh đạo G7 đã cam kết sẽ hỗ trợ đầu tư công vào các dự án khí đốt vì chúng “cần thiết để ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay”.

Tin bài liên quan