Giá khí đốt nhảy vọt ở cả hai bờ Đại Tây Dương khi các người mua tăng cường tìm kiếm nguồn cung

Giá khí đốt nhảy vọt ở cả hai bờ Đại Tây Dương khi các người mua tăng cường tìm kiếm nguồn cung

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu trở nên trầm trọng hơn vào thứ Ba (16/8) khi giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu và Mỹ tiếp tục tăng mạnh và có nguy cơ đẩy một số nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái.

Hôm thứ Ba (16/8), thị trường khí đốt ở châu Âu đã tăng 10% lên tới 251 euro/megawatt giờ (MWh), tương đương về mặt năng lượng với hơn 400 USD/thùng dầu khi người mua chạy đua để đảm bảo nguồn cung trước mùa đông. Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng hơn gấp đôi so với mức vốn đã rất cao trong tháng 6.

Các động thái này diễn ra sau khi Nga hạn chế nguồn cung để trả đũa việc các cường quốc phương Tây trừng phạt lên Nga, trong bối cảnh đó các nhà giao dịch cũng lo ngại về tính cạnh tranh hàng hóa khí đốt tự nhiên hóa lỏng đường biển với các công ty tiện ích châu Á trước mùa sưởi ấm mùa đông. Các chính trị gia châu Âu đã cáo buộc Moscow vũ khí hóa nguồn cung cấp.

Với giá khí đốt cao hơn 10 lần mức bình thường, khả năng xảy ra suy thoái sâu đã tăng lên và các nhà đầu tư hiện đang thất vọng đối với nền kinh tế Đức hơn bất kỳ lúc nào kể từ cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro một thập kỷ trước.

Giá khí đốt châu Âu dự kiến ​​sẽ duy trì ở mức kỷ lục hoặc thậm chí còn cao hơn khi mùa đông đến gần, trong khi việc Berlin đang thảo luận về khả năng tiết kiệm lượng sử dụng khí đốt và các chính phủ từ London đến Madrid cũng chuẩn bị trợ cấp các hóa đơn tiện ích bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.

Bill Farren-Price, Giám đốc công ty tư vấn năng lượng Enverus cho biết: “Giá khí đốt ở châu Âu vẫn đang ở mức đỉnh mới”.

“Với việc các khách hàng đang phải đối mặt với khả năng đóng cửa hoàn toàn khí đốt của Nga trước khi mùa đông bắt đầu, rất ít có thể ngăn chặn đà tăng này cho đến khi chúng ta thấy nhu cầu bị phá hủy đáng kể, có thể có nghĩa là một cuộc suy thoái sâu. Chúng ta vẫn chưa ở đó”, ông cho biết.

Thị trường khí đốt của Mỹ vẫn thấp hơn nhiều so với châu Âu nhờ vào sự bùng nổ khai thác đá phiến trong 15 năm qua, nhưng chi phí năng lượng tăng đã giúp kích hoạt lạm phát cao hàng thập kỷ, gây ra cảnh báo trong Nhà Trắng.

Hôm thứ Ba (16/8), giá khí đốt của Mỹ có thời điểm tăng gần 7% lên hơn 9,30 USD/1 triệu đơn vị nhiệt Anh (BTU), gần với mức giá phổ biến trước cuộc cách mạng dầu đá phiến.

Các nhà phân tích cho biết, giá khí đốt có thể sẽ tăng thêm trong những tháng tới ở cả hai châu lục khi nhu cầu tăng, mùa đông bắt đầu và các chính phủ chạy đua để tìm nguồn thay thế năng lượng của Nga ở châu Âu.

Tại Anh, hợp đồng tương lai khí đốt vào tháng 9 ở một giai đoạn đã tăng hơn 18% vào thứ Ba (16/8), đạt 4,80 bảng Anh một đơn vị nhiệt, tương đương gần 58 USD/1 triệu đơn vị nhiệt Anh (BTU) trước khi giảm nhẹ trở lại.

Ở lục địa Châu Âu, giá khí đốt chuẩn tương đương 75 USD/1 triệu đơn vị nhiệt Anh (BTU), và mức giá kỷ lục đưa vào thị trường điện đã tăng gấp 6 lần so với mức của một năm trước.

Hôm thứ Ba (16/8), công ty kim loại Nyrstar được kiểm soát bởi nhà kinh doanh hàng hóa Trafigura cho biết, họ sẽ ngừng sản xuất vô thời hạn tại một trong những nhà máy luyện kẽm lớn nhất châu Âu, trở thành nạn nhân công nghiệp mới nhất của cuộc khủng hoảng năng lượng.

Peter Rosenthal, Chủ tịch công ty tư vấn Energy Aspects khu vực Bắc Mỹ cho biết, giá khí đốt tăng ở Mỹ sẽ cho thấy sản lượng từ các giếng dầu khí đá phiến mới chậm lại gần đây do giảm lượng khoan, tắc nghẽn mạng lưới đường ống và chi phí sản xuất tăng.

Stephen Schork, biên tập viên của bản tin thị trường năng lượng The Schork Report cho biết: “Đó là một sự thay đổi cơ bản. Hơn một thập kỷ khí đốt tự nhiên giá rẻ của Mỹ giờ đã là một kỷ nguyên đã qua”.

Giá khí đốt của Mỹ đã tăng khi các kho dự trữ dưới lòng đất giảm xuống 12% so với mức trung bình, một phần do các nhà máy điện đốt nhiều nhiên liệu hơn để đáp ứng nhu cầu điện trong mùa hè nóng hơn bình thường.

Giá khí đốt đã tăng ngay cả khi nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Freeport LNG ở Texas, một trong những nhà tiêu thụ khí đốt lớn nhất của Mỹ đã tạm thời ngừng hoạt động sau một vụ nổ.

Việc khởi động lại các nhà máy của Freeport LNG ngay sau tháng 10 sẽ cung cấp nhiều nguồn cung hơn cho châu Âu, có khả năng làm giảm giá khí đốt ở khu vực Đại Tây Dương nhưng tăng thêm nhu cầu ở Mỹ.

Tin bài liên quan