Ảnh AFP

Ảnh AFP

Giá dầu thô tiếp tục sụp đổ, chứng khoán chung số phận

(ĐTCK) Giá dầu thô tiếp tục chứng kiến phiên lao dốc mạnh với giá dầu thô Brent xuống mức thấp nhất hơn 18 năm, kéo chứng khoán thế giới chìm theo trong phiên thứ Ba (21/4).

Trong phiên giao dịch đầu tuần mới 20/4, ngày chốt hợp đồng của giá dầu thô WTI giao tháng 5, giá dầu thô này đã có phiên giao dịch lịch sử với mức giá giảm xuống mức âm khi sức cầu sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, còn các kho chứa cũng hết chỗ.

Tiếp nối phiên đầu tuần, giới đầu tư trên thị trường dầu mỏ tiếp tục có phiên hỗn loạn trong ngày thứ Ba khi giá dầu thô Brent giảm hơn 24% xuống mức thấp nhất hơn 18 năm, còn giá dầu thô WTI giao tháng 6 cũng mất tới hơn 34% xuống dưới ngưỡng 12 USD/thùng.

Sự sụp đổ liên tiếp của giá dầu thô đã kéo theo chứng khoản lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp khi các chỉ số chính của phố Wall giảm từ hơn 2% đến hơn 3% trong phiên thứ Ba.

Sự sụp đổ của giá dầu thô, cùng với kết quả kinh doanh ảm dạm của các doanh nghiệp vừa công bố khiến nỗi lo đại suy thoái kinh tế đang đến gần hơn với nhà đầu tư.

Kết thúc phiên 21/4, chỉ số Dow Jones giảm 631,56 điểm (-2,67%), xuống 23.018,88 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 86,60 điểm (-3,07%), xuống 2.736,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 297,50 điểm (-3,48%), xuống 8.263,23 điểm.

Sau khi thoát hiểm trong phiên giao dịch đầu tuần mới nhờ sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu y tế, dược phẩm với thông tin tích cực về vắc-xin ngừa Covid, chứng khoán châu Âu đã quay đầu lao dốc mạnh trong phiên thứ Ba trước sự sụp đổ của giá dầu thô và nỗi lo nền kinh tế bị thiệt hại năng nề vì đại dịch Covid chưa qua.

Kết thúc phiên 21/4, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 171,80 điểm (-2,96%), xuống 5.641,03 điểm. Chỉ số DAX tăng giảm 426,05 điểm (-3,99%), xuống 10.249,85 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 170,84 điểm (-3,77%), xuống 4.357,46 điểm.

Chứng khoán châu Á cũng đồng loạt chìm trong sắc đỏ trong phiên thứ Ba khi nhóm cổ phiếu năng lượng bị bán tháo theo sự sụp đổ của giá dầu thô.

Kết thúc phiên 21/4, Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 388,34 điểm (-1,97%), xuống 19.280,78 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 25,54 điểm (-0,90%), xuống 2.827,01 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 536,47 điểm (-2,20%), xuống 23.793,55 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 18,98 điểm (-1,00%), xuống 1.879,38 điểm.

Sau khi tăng trong phiên đầu tuần nhờ vai trò trú ẩn ngắn hạn tăng, giá vàng đã bị giá dầu thô kéo theo nên quay đầu giảm trở lại trong phiên thứ Ba, dù chứng khoán tiếp tục giảm mạnh.

Kết thúc phiên 21/4, giá vàng giao giảm 8,7 USD (-0,51%), xuống 1.687,2 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 23,4 USD (-1,37%), xuống 1.687,8 USD/ounce.

Sau phiên sụp đổ ngày 20/4 của giá dầu thô WTI giao tháng 5, xuống mức âm, giá dầu thô thế giới tiếp tục có ngày hỗn loạn khi giá dầu Brent tương lai lại bị bán tháo và giảm mạnh hơn 24% xuống dưới ngưỡng 20 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2002. Trong khi đó, giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 6 cũng tiếp tục đà giảm khi mất hơn 43% xuống dưới ngưỡng 12 USD/thùng. Nỗi lo giảm cầu và hết chỗ chứa dầu là lý do khiến giá dầu thô chịu 2 phiên hỗn loạn lịch sử đầu tuần này.

Kết thúc phiên 21/4, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 8,86 USD (-43,41%), xuống 11,57 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 6,24 USD (-24,40%), xuống 19,33 USD/thùng.

Tin bài liên quan