Tại hội thảo "Cùng ngành nhựa tận dụng cơ hội để bứt phá" do Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cùng công ty Dun &Bradstreet, ngân hàng Techcombank tổ chức tại TPHCM ngày 12-8, ông Hồ Đức Lam, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VPA, cho biết lâu nay, ngành nhựa chỉ đầu tư công nghệ để sản xuất những sản phẩm phổ thông giá rẻ để bán ra thị trường thế giới mà chưa sản xuất được những sản phẩm có giá trị cao nên khi các thị trường nhập khẩu có biến động thì doanh nghiệp nhựa không biết bán cho ai.
Còn ông Phạm Quốc Anh, trợ lý phát triển kinh doanh công ty Sabic châu Á Thái Bình Dương cho biết, khó khăn của ngành nhựa hiện nay là quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập.
“Một sản phẩm nhựa làm ra và bán trên thị trường có gần 85% nguồn gốc nhập khẩu, trong khi chi phí nguyên liệu chiếm 70% giá thành nhưng ngành nhựa chỉ toàn tập trung vào những sản phẩm phổ thông, giá rẻ để cạnh tranh với ngành nhựa Trung Quốc. Do đó, chỉ cần một vài đợt tăng giá nguyên liệu thì nhiều doanh nghiệp nhựa phải tự động đóng cửa vì kinh doanh thua lỗ”, ông Quốc Anh nói.
Hiện mỗi năm ngành nhựa xuất khẩu khoảng 1,5 tỉ đô la Mỹ nhưng lại nhập khẩu gần 4 tỉ đô la Mỹ, chủ yếu là nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, theo Hiệp hội nhựa Việt
Trước những khó khăn của ngành nhựa vì thị trường truyền thống là Mỹ, châu Âu bị thu hẹp, ông Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Ciem) gợi ý các doanh nghiệp chú ý đến thị trường Lào, Campuchia, Myanmar.
“Đây là thị trường đang có nhu cầu lớn về những sản phẩm nhựa phổ thông, giá trị thấp mà Việt