Trong thông báo ngày 16/7, FSB nêu rõ: "Những tài sản ảo không gây ra nguy cơ hữu hình đe dọa sự ổn định tài chính toàn cầu trong thời điểm hiện tại."
Tuy nhiên, tốc độ phát triển của các loại tiền ảo, việc thiếu hụt dữ liệu vững chắc về cách sử dụng chúng và sự không chắc chắn về những quy định áp dụng trong lĩnh vực này sẽ khiến các nền kinh tế lớn tăng cường sự giám sát.
Theo FSB, kiểm soát quy mô và sự tăng trưởng của các thị trường tài sản ảo là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng trong trường hợp giá trị tiền ảo giảm.
Cơ chế này cũng yêu cầu kiểm tra xem liệu tiền ảo có đang chuyển dần từ một công cụ thanh toán hàng hóa và dịch vụ trở thành một sản phẩm đảm bảo, trong đó, những cá nhân giữ tiền ảo như một công cụ tiết kiệm thay vì một cổ phiếu hay trái phiếu.
FSB cũng lưu ý đến sự "khan hiếm những dữ liệu xác thực về lượng tài sản ảo trong các ngân hàng."
FSB cho biết Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng đang tiến hành một cuộc kiểm kê sơ bộ tài sản của ngân hàng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các tài sản ảo.
FSB cảnh báo sự liên hệ giữa các tổ chức tài chính với tiền ảo sẽ là một phép đo căn bản đánh giá các nguy cơ lớn hơn đe dọa hệ thống tài chính lớn hơn.
FSB dự báo kế hoạch này sẽ đối mặt nhiều rào cản ngay từ khi bắt đầu, liên quan đến các lỗ hổng dữ liệu, sự thiếu minh bạch trong lĩnh vực này, đặc biệt liên quan đến các giao dịch cá nhân.
Dự kiến kế hoạch này sẽ chính thức được công bố tại hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra ở Buenos Aires, Argentina, vào cuối tháng này.
Những lời kêu gọi siết chặt kiểm soát tiền ảo đến từ sau vụ tăng giá kỷ lục của đồng Bitcoin cũng như sự nổi lên của nhiều loại tiền ảo mới làm dấy lên quan ngại thị trường không được kiểm soát và không minh bạch có thể trở thành nguy cơ đe dọa các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển của các loại tiền ảo, việc thiếu hụt dữ liệu vững chắc về cách sử dụng chúng và sự không chắc chắn về những quy định áp dụng trong lĩnh vực này sẽ khiến các nền kinh tế lớn tăng cường sự giám sát.
Theo FSB, kiểm soát quy mô và sự tăng trưởng của các thị trường tài sản ảo là yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng trong trường hợp giá trị tiền ảo giảm.
Cơ chế này cũng yêu cầu kiểm tra xem liệu tiền ảo có đang chuyển dần từ một công cụ thanh toán hàng hóa và dịch vụ trở thành một sản phẩm đảm bảo, trong đó, những cá nhân giữ tiền ảo như một công cụ tiết kiệm thay vì một cổ phiếu hay trái phiếu.
FSB cũng lưu ý đến sự "khan hiếm những dữ liệu xác thực về lượng tài sản ảo trong các ngân hàng."
FSB cho biết Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng đang tiến hành một cuộc kiểm kê sơ bộ tài sản của ngân hàng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các tài sản ảo.
FSB cảnh báo sự liên hệ giữa các tổ chức tài chính với tiền ảo sẽ là một phép đo căn bản đánh giá các nguy cơ lớn hơn đe dọa hệ thống tài chính lớn hơn.
FSB dự báo kế hoạch này sẽ đối mặt nhiều rào cản ngay từ khi bắt đầu, liên quan đến các lỗ hổng dữ liệu, sự thiếu minh bạch trong lĩnh vực này, đặc biệt liên quan đến các giao dịch cá nhân.
Dự kiến kế hoạch này sẽ chính thức được công bố tại hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra ở Buenos Aires, Argentina, vào cuối tháng này.
Những lời kêu gọi siết chặt kiểm soát tiền ảo đến từ sau vụ tăng giá kỷ lục của đồng Bitcoin cũng như sự nổi lên của nhiều loại tiền ảo mới làm dấy lên quan ngại thị trường không được kiểm soát và không minh bạch có thể trở thành nguy cơ đe dọa các nhà đầu tư.