FSB: Tính tập trung của thị trường hàng hóa đang gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế

FSB: Tính tập trung của thị trường hàng hóa đang gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hôm thứ Hai (20/2), báo cáo từ cơ quan giám sát tài chính của G20 cho biết, đại dịch và xung đột Nga-Ukraine đã làm nổi bật những điểm yếu trên thị trường hàng hóa, là nơi tập trung đáng kể các công ty, ngân hàng, sàn giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ có nguy cơ gây thiệt hại cho nền kinh tế rộng lớn hơn.

Việc đề cập sâu tới thị trường hàng hóa của Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) được đưa ra sau khi các nhà quản lý bày tỏ lo ngại rằng, họ không thể có được bức tranh toàn cảnh về một lĩnh vực đang phát triển bao gồm giao dịch phái sinh trong và ngoài sàn giao dịch, lượng hàng hóa vật chất cụ thể, dữ liệu chắp vá và các nhà sản xuất trải rộng khắp thế giới.

Giá khí đốt tự nhiên và giá kim loại ở châu Âu đã tăng gấp đôi trong khi dầu và lúa mì tăng mạnh sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra khiến tiền bổ sung ký quỹ đối với các công cụ phái sinh liên quan tăng đột biến.

FSB -cho biết, điều đó buộc các chính phủ phải cung cấp thanh khoản cho một số người tham gia thị trường khi thiếu tiền mặt.

Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng không có sự gián đoạn thị trường lớn nào - ngoại trừ niken của Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) - và tác động hạn chế đến phần còn lại của hệ thống tài chính.

Nhưng hậu quả từ việc giá niken tăng vọt đã lặp lại mối lo ngại về các vị trí lớn, tập trung và sự thiếu minh bạch trong các loại hàng hóa nói chung.

Báo cáo cho biết thị trường hàng hóa đã thích nghi với căng thẳng bằng cách chuyển sang các hợp đồng phi tập trung (OTC) hoặc giao dịch ngoài sàn, trong đó yêu cầu ký quỹ ít nghiêm ngặt hơn, khiến mối quan hệ giữa hàng hóa và ngân hàng trở nên phức tạp hơn.

FSB cho biết một số lượng nhỏ các công ty thương mại phi tài chính đã đóng một vai trò quan trọng trong giao dịch.

Báo cáo cho biết: "Sự kết hợp của sự tập trung này và các mối liên kết trong lĩnh vực hàng hóa, cùng với các nhà giao dịch hàng hóa lớn và có đòn bẩy, các hoạt động ký quỹ ít được chuẩn hóa hơn và sự thiếu rõ ràng trong thị trường OTC, tất cả có thể kết hợp với nhau để gây ra thua lỗ".

FSB cho biết, các lỗ hổng trong hàng hóa tương tự như lỗ hổng trong các trung gian tài chính phi ngân hàng khi các nền kinh tế rơi vào tình trạng phong tỏa do Covid-19 và hiện đang được giải quyết.

Klaas Knot, Chủ tịch FSB cho biết: “Chúng tôi sẽ thực hiện công việc để tăng cường sự sẵn sàng thanh khoản của những người tham gia thị trường đối với việc bổ sung ký quỹ và tài sản thế chấp để xác định các lỗ hổng dữ liệu trong báo cáo theo quy định”.

Tin bài liên quan