Các doanh nghiệp tham gia bình chọn phải vượt qua ba vòng sàng lọc khắt khe, để chọn ra các công ty niêm yết có tình hình kinh doanh tốt, quy mô giá trị vốn hóa và doanh thu trên 500 tỷ đồng.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng được lựa chọn theo tiêu chí về tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời (ROE, ROA) cùng các tiêu chí đo lường chất lượng hoạt động.
Đối với ngành ngân hàng, ban tổ chức áp dụng bộ chỉ tiêu bổ sung, gồm biên lãi ròng (NIM), tỷ lệ trích lập dự phòng (RCC), tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tăng trưởng EPS giai đoạn 2015 – 2019.
HDBank đã nhận được điểm số tích cực nhất ở tất cả các hạng mục nêu trên. Đặc biệt, trong 3 năm liên tiếp kể từ khi IPO, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng mạnh từ mức 15,8% cuối năm 2017 lên 21,6% cuối năm 2019.
Riêng tăng trưởng kép của EPS trong giai đoạn từ 2015 đến 2019 của HDBank đạt 55%, từ 633 đồng/cổ phiếu lên 3.675 đồng/cổ phiếu và thuộc Top đầu của ngành Tài chính – Ngân hàng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng có lịch sử chia cổ tức cao và đều đặn bằng tiền mặt và cổ phiếu. Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của HDBank đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận 65%, bao gồm 50% cổ tức bằng cổ phiếu và 15% cổ phiếu thưởng. Đây là mức lợi tức cao nhất ngành ngân hàng trong năm nay.
HDBank đã triển khai chia cổ tức đợt 1 theo kế hoạch vào đầu tháng 10/2020, tỷ lệ 30%. Sau chia cổ tức, tiềm năng kinh doanh đột phá của HDBank đang được nhà đầu tư đặt kỳ vọng với thị giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng trưởng.