MoMo đã thành công trong việc xây dựng mô hình online to offline cùng hệ sinh thái thanh toán - thương mại điện tử - dịch vụ tài chính, bảo hiểm

MoMo đã thành công trong việc xây dựng mô hình online to offline cùng hệ sinh thái thanh toán - thương mại điện tử - dịch vụ tài chính, bảo hiểm

Fintech giữ vai trò quan trọng trong phục hồi nền kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Covid-19 mang đến trạng thái chưa từng có cho nền kinh tế nước ta: Mọi hoạt động đều bị thu hẹp, mọi tiếp xúc đều bị giảm thiểu. MoMo - đại diện xuất sắc của Fintech Việt đang góp phần phục hồi nền kinh tế bằng chuyển đổi số, giúp các doanh nghiệp, cá nhân dễ dàng hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”.

Tại hội thảo “Tiến đến quốc gia không tiền mặt” ngày 19/11/2021 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thanh toán trên thiết bị di động tại Việt Nam tăng trưởng mạnh với 90% về số lượng và 150% về giá trị giao dịch mỗi năm. Theo đánh giá của nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam vẫn đang đứng trước cơ hội lớn phát triển dịch vụ tài chính số, trong đó có hoạt động thanh toán nhờ vào xu hướng thanh toán trực tuyến ngày càng rõ nét của người tiêu dùng sau đại dịch.

Hãng nghiên cứu và tư vấn McKinsey dự báo, số người sử dụng dịch vụ Fintech và ví điện tử tại Việt Nam đạt 56% dân số trong năm 2021, tăng mạnh so với mức 16% của năm 2017, cao hơn mức bình quân 54% của nhóm thị trường châu Á - Thái Bình Dương mới nổi. Công bố hồi tháng 10/2021 của hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab cho biết, MoMo là ví điện tử dẫn đầu trong hơn 40 ví điện tử trên thị trường về mức độ phổ biến và sử dụng thường xuyên của người dùng.

Tính đến nay, MoMo có hơn 28 triệu người dùng, 37.000 đối tác kinh doanh và 120.000 điểm chấp nhận thanh toán từ các chuỗi thương hiệu sang trọng đến các cửa hàng, quán ăn đường phố. MoMo hiện đã liên kết với 45 ngân hàng trong hệ thống ngân hàng nội địa Việt Nam. Đi cùng với hệ sinh thái và người dùng, “doanh thu MoMo tăng gấp nhiều lần trong giai đoạn 2019-2021”, đại diện MoMo cho biết.

Hệ sinh thái MoMo đã đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu thường nhật, từ nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến, thương mại điện tử, du lịch - giải trí, dịch vụ tài chính - bảo hiểm, đến kết nối bạn bè, làm từ thiện..., mang đến trải nghiệm “tất cả trong một” (all in one). Ít ai có thể hình dung rằng, với MoMo, giờ đây mọi người có thể “chát chít” hay được ứng trước các khoản tiền từ 1-5 triệu đồng để chi tiêu khi chưa có sẵn tiền trong ví (thông qua Ví Trả Sau - một sản phẩm hợp tác với TPBank).

“Là công ty công nghệ, chúng tôi xem hoạt động đổi mới sáng tạo là công việc hàng ngày, hàng giờ. Những đổi mới đa phần tập trung cải thiện trải nghiệm người dùng, dùng công nghệ cải tiến và cho ra đời những sản phẩm tiên phong, hợp thời. Đây là điểm then chốt để giữ chân người dùng và kiến tạo cộng đồng, đem đến lợi ích thiết thực cho mọi thành viên tham gia”, ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập, Phó chủ tịch Ví MoMo chia sẻ.

Cũng theo lãnh đạo MoMo, trong gần 2 năm qua, một số dịch vụ, đối tác chịu ảnh hưởng bởi giãn cách kéo dài, MoMo với lợi thế tự chủ công nghệ đã nhanh chóng ra mắt tính năng, sản phẩm mới nhằm hỗ trợ đối tác tăng trưởng doanh thu trở lại, chẳng hạn như Giải pháp bán lẻ dành cho doanh nghiệp (Merchants Solution) hướng đến đối tượng là tiểu thương, cá nhân tự kinh doanh khi chỉ mất 5 phút là có thể đưa cửa hàng lên ứng dụng MoMo; hay với Thổ Địa MoMo, người dùng có thêm trải nghiệm khám phá dịch vụ ăn uống, mua sắm theo nhu cầu, sở thích, qua đó các chủ cửa hàng nhỏ có cơ hội phát triển kinh doanh online.

Đối với đối tác có nhu cầu dịch chuyển mô hình kinh doanh lên môi trường trực tuyến, MoMo sẵn sàng trở thành CTO (giám đốc công nghệ) cho doanh nghiệp, phát triển nền tảng công nghệ mở MiniApp giúp đối tác triển khai nền tảng kinh doanh ngay trên MoMo nhanh chóng và dễ dàng mà không cần phải tốn chi phí đầu tư cho công nghệ.

Chính nhờ năng lực công nghệ và tư duy linh hoạt, MoMo vẫn tạo được nét riêng, củng cố thị phần, thương hiệu trong mắt người dùng. Mặt khác, định hướng tạo ra giá trị cho đối tác, người dùng và hài hòa lợi ích các bên cũng là tiền đề để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Tin bài liên quan