Con người có một mong muốn bẩm sinh là sắp xếp và phân loại thế giới xung quanh họ, và nhà kinh tế học Antoine van Agtmael cũng không ngoại lệ. Năm 1981 tại Ngân hàng Thế giới (WB), ông đã đặt ra cụm từ “các thị trường mới nổi” (emerging markets) như một sự thay thế đầy tham vọng hơn cho thuật ngữ “thế giới thứ ba” (third world). Kể từ đó, từ này trở nên đồng nghĩa với một nhóm các quốc gia đang phát triển nhanh được xem là có triển vọng đầu tư rủi ro hơn so với “các thị trường phát triển” (developed markets). Mặc dù từ này có thể là một thương hiệu thành công, nhưng đối với các nhà kinh tế và nhà đầu tư, nhưng chúng có thể đã trở nên vô ích.
Các thị trường mới nổi chiếm phần lớn dân số thế giới và không phải là một nhóm đồng nhất. Thay vào đó, các thị trường này bao gồm các quốc gia năng động và rất đa dạng ở các giai đoạn phát triển khác nhau và thành phần của chúng đã thay đổi rất nhiều kể từ khi thuật ngữ này trở nên phổ biến. Ví dụ, tốc độ tăng trưởng chóng mặt của Trung Quốc và Ấn Độ - những nước đóng góp vào tăng trưởng toàn cầu tăng khoảng 20% trong những năm 2000 so với những năm 1980 - khiến họ trở nên đặc biệt khác biệt khi so sánh với các các thị trường mới nổi khác.
Những cú sốc gần đây cũng nhấn mạnh sự đa dạng về kinh tế giữa các các thị trường mới nổi. Về mặt chính sách, các ngân hàng trung ương thị trường mới nổi ở châu Âu và châu Mỹ Latinh đã đặc biệt tích cực trong việc tăng lãi suất để đón đầu lạm phát sau hậu quả của đại dịch và xung đột Nga-Ukraine. Trong khi đó, một số thị trường mới nổi đã thận trọng xây dựng dự trữ ngoại hối và phát hành thêm nợ bằng đồng nội tệ khiến họ ít bị ảnh hưởng bởi các động lực khủng hoảng.
Thị trường hàng hóa cũng đã phân biệt các thị trường xuất khẩu năng lượng ròng với các thị trường nhập khẩu và những thị trường có nguồn dự trữ hàng hoá quan trọng. Căng thẳng giữa phương Tây và Trung Quốc cũng đang có những tác động kinh tế khác nhau, tùy thuộc vào địa lý và quan hệ ngoại giao. Mặc dù tự do hóa thương mại kể từ những năm 1990 đã giúp hầu hết các thị trường mới nổi cất cánh, nhưng giai đoạn toàn cầu hóa tiếp theo có vẻ như bị nhấn mạnh bởi chủ nghĩa bảo hộ và bè bạn đang gia tăng, sẽ có những tác động khác biệt hơn.
Những yếu tố khác biệt này đã làm cho thuật ngữ các thị trường mới nổi ngày càng trở nên không phù hợp để phân tích kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư. Một từ dùng quá chung mang tính đồng nhất có thể che khuất rủi ro và cơ hội. Chẳng hạn, câu chuyện xung quanh khả năng phục hồi kinh tế (về lo ngại vỡ nợ) của các thị trường mới nổi có nguy cơ làm giảm các lỗ hổng vẫn còn tồn tại. Thổ Nhĩ Kỳ thiếu dự trữ ngoại hối, chi phí trả nợ của khu vực tư nhân ở Brazil và Trung Quốc đang gây lo ngại, còn Tunisia và Pakistan đang trên bờ vực vỡ nợ.
Thị trường tài chính vẫn dựa vào sự phân nhánh giữa các thị trường mới nổi và thị trường phát triển hoặc các nhóm khu vực khác. Nhưng các nhà đầu tư sẽ muốn tiếp xúc với các quốc gia có khả năng hưởng lợi từ các xu hướng mới, bao gồm cả việc tranh giành các khoáng sản quan trọng và chiến lược chuỗi cung ứng “Trung Quốc + 1”.
Việc phân tách trái phiếu các thị trường mới nổi, cổ phiếu và tài sản thay thế, chẳng hạn như các dự án cơ sở hạ tầng có thể giúp các nhà đầu tư mở khóa lợi nhuận cao hơn và cho phép các nước đang phát triển có được nhiều vốn hơn. Vì vậy, việc truy cập vào dữ liệu cấp quốc gia đáng tin cậy sẽ rất quan trọng.
Đã có rất nhiều nỗ lực để phổ biến các nhóm kinh tế khác. Các quốc gia BRICS - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - có lẽ là nổi tiếng nhất. Sau đó là cụm từ Emerging and growth-leading economies (EAGLEs - các nền kinh tế đang phát triển và dẫn đầu tăng trưởng). Một số cụm từ đã cho thấy sự hữu ích do sự khác biệt lớn về kinh tế về thương mại, tăng trưởng và độ mở cửa của thị trường tài chính. Định nghĩa cũng khác nhau. Các chỉ số đầu tư thường tập trung vào các hệ thống đo lường khả năng tiếp cận thị trường, trong khi các cơ quan kinh tế quan tâm tới các ngưỡng kinh tế vĩ mô hơn. Đó là một phần lý do tại sao Hàn Quốc được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xem là nền kinh tế tiên tiến nhưng lại nằm trong nhóm các thị trường mới nổi của chỉ số MSCI.
Theo Financial Times, thế giới đang phát triển không nằm gọn trong một phạm trù duy nhất. Và trong một nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi nhiều cuộc khủng hoảng và biến động địa chính trị, thậm chí còn có những mặt tích cực lớn hơn cho các nhà kinh tế và nhà đầu tư có thể phân biệt giữa chúng. Có lẽ đã đến lúc loại bỏ hoàn toàn cụm từ “các thị trường mới nổi”.