Trong một báo cáo hôm thứ Ba (11/10), Ned Davis Research (NDR) cho biết rằng, Fed cần nhiều hơn một thị trường lao dốc để chấm dứt chính sách tăng lãi suất hiện tại và đây là điều mà không nhà đầu tư nào nên chống lại.
Thay vào đó, để Fed có thể thoát khỏi chính sách thắt chặt tiền tệ hiện tại cần có ba điều xảy ra.
"Một trong những nguyên lý chính của triết lý NDR và 10 Quy tắc Nghiên cứu của chúng tôi là “Không chống lại Fed”, hay nói chung là không chống lại các xu hướng trong chính sách tiền tệ", báo cáo của NDR cho biết.
Fed dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ tư liên tiếp tại cuộc họp vào ngày 2/11 vì chỉ số lạm phát vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Tính tới thời điểm hiện tại, Fed đã tăng lãi suất 75 điểm cơ bản ba lần liên tiếp, cùng với một lần tăng 50 điểm cơ bản và 25 điểm cơ bản.
Theo NDR, đây là ba bước đột phá mà Fed phải xoay chuyển khỏi lộ trình tăng lãi suất hiện tại và tạm dừng hoặc kết thúc chúng khi đánh giá thiệt hại kinh tế sẽ xảy ra trong những tháng tới.
Bằng chứng cho thấy lạm phát đang giảm dần
NDR cho biết: “Chúng tôi từng nghĩ rằng điều đó có nghĩa là lạm phát lõi sẽ giảm xuống dưới 4%, việc đạt được tiến độ hàng tháng về mức 4% có thể là khả thi”.
Thị trường lao động bị ảnh hưởng
NDR cho biết: “Tỷ lệ thất nghiệp từ 4% trở lên với số lượng việc làm ít hơn và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng có thể cho thấy nền kinh tế đang bắt đầu cảm thấy nỗi đau mà Fed đã gây ra”.
Các công ty không thể nhận được tài trợ
NDR cho biết: “Tính thanh khoản và hoạt động của thị trường xấu đi, đến mức các công ty không thể nhận được tiền tài trợ, hoặc có vấn đề gì đó trong hệ thống tài chính”.
Nhưng nếu không có bất kỳ điều kiện nào ở trên, Fed có thể sẽ cảm thấy buộc phải tăng lãi suất cho đến khi một trong số đó thành hiện thực.
"Điều đó quan trọng bởi vì lợi suất có xu hướng đạt đỉnh vào hoặc trước khi kết thúc chu kỳ thắt chặt", NDR cho biết.
Cho đến lúc đó, còn quá sớm để các nhà đầu tư gọi là đỉnh của lợi suất trái phiếu. Và rất khó để thị trường cổ phiếu ngừng giảm giá và tăng cao hơn cho đến khi lợi suất trái phiếu đạt đỉnh và bắt đầu giảm xuống.
Mặt khác, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nguy cơ tính toán sai chính sách đã tăng mạnh khi tăng trưởng vẫn còn mong manh và thị trường có dấu hiệu căng thẳng. Khoảng một phần ba nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái trong năm tới, với Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc tất cả đều tiếp tục đình trệ.
Tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang sẽ được cảm nhận trên toàn cầu, với sức mạnh của đồng đô la so với tiền tệ ở các thị trường mới nổi và đang phát triển làm tăng thêm áp lực lạm phát và nợ.