Các nhà kinh tế kỳ vọng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 9, sau đó chuyển sang tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào hai cuộc họp còn lại trong năm. Động thái này sẽ nâng lãi suất chính sách của ngân hàng trung ương lên 3,5% vào cuối năm 2022, mức cao nhất kể từ đầu năm 2008.
Mức tăng 75 điểm cơ bản vào tháng 6 là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói rằng mức tăng 50 hoặc 75 điểm cơ bản sẽ được xem xét tại cuộc họp ngày 26/7-27/7 của Fed, mặc dù nhiều ý kiến của các nhà hoạch định chính sách tập trung vào mức 75 điểm cơ bản.
Cuộc khảo sát với 44 nhà kinh tế được thực hiện từ ngày 15/7 đến 20/7 dự báo Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào đầu năm 2023, đạt mức đỉnh 3,75% trước khi tạm dừng tăng lãi suất và bắt đầu cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2023.
“Thị trường lao động vẫn còn mạnh mẽ và chi tiêu tiêu dùng vững chắc tạo cơ hội cho Fed tiếp tục nhanh chóng nâng lãi suất chính sách”, nhà kinh tế trưởng Kathy Bostjancic của Oxford Economics cho biết trong một cuộc khảo sát.
“Bloomberg Economics tin rằng mức tăng 75 điểm cơ bản sẽ tạo ra sự cân bằng chính xác. Nguy cơ lạm phát có xu hướng tăng lên là cao. Với các trường hợp Covid lại gia tăng và căng thẳng ở Ukraine vẫn đang hoành hành, có khả năng chúng ta chưa chứng kiến cú sốc nguồn cung bất lợi cuối cùng. Và với kỳ vọng lạm phát không ổn định, Fed cần phải hành động trước trước khi không thể kiểm soát được nữa”, các nhà kinh tế Anna Wong, Yelena Shulyatyeva, Andrew Husby và Eliza Winger của Bloomberg Economics cho biết.
Fed đang tìm cách hạ nhiệt nhu cầu kinh tế để đáp ứng với tình trạng giá cả tăng cao kéo dài hơn dự kiến và làm dấy lên lo ngại rằng kỳ vọng lạm phát có thể trở nên bất ổn. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 6 đã tăng 9,1% so với một năm trước đó trong một bước tiến trên diện rộng, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1981.
Nếu Fed thực hiện thêm một động thái 75 điểm cơ bản vào tuần tới, thì mức tăng tổng 150 điểm cơ bản trong tháng 6 và tháng 7 sẽ thể hiện mức tăng mạnh nhất của Fed kể từ đầu những năm 1980 khi chủ tịch Fed vào thời điểm đó là Paul Volcker đã chống chọi với lạm phát cao ngất ngưởng.
Theo quan điểm của hầu hết các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát, hầu hết các nhà kinh tế đều không mong muốn sẽ xảy ra mức tăng 100 điểm cơ bản vào bất kỳ lúc nào trong chu kỳ tăng lãi suất này.
Các nhà kinh tế Phố Wall gần đây đã đưa ra nhiều lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh những khó khăn bao gồm giá năng lượng cao và cuộc xung đột Nga-Ukraine.
“Fed đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Chúng ta không thể thoát ra khỏi môi trường lạm phát mà mà không phải chịu thiệt hại nào”, Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng KPMG LLP cho biết
Mặt khác, các nhà kinh tế học dự báo không đồng nhất về triển vọng tăng trưởng, với 48% cho rằng khả năng suy thoái sẽ diễn ra trong hai năm tới, 40% cho rằng một thời gian nào đó có khả năng tăng trưởng bằng 0 hoặc âm và một số ít còn lại cho rằng Fed có thể đạt được một hạ cánh mềm để tiếp tục tăng trưởng và trong môi trường lạm phát thấp.
Trong khi đó, 37% các nhà kinh tế xem lạm phát là rủi ro lớn nhất và 19% cho rằng việc thắt chặt quá nhiều dẫn đến suy thoái là nỗi lo lớn hơn. Những người còn lại xem các mối quan tâm là ngang nhau.
Ngoài việc tăng lãi suất chậm lại, các nhà kinh tế nhận thấy Fed cuối cùng đã đảo ngược hướng đi để đáp ứng với tăng trưởng và lạm phát thấp hơn. Đa số 45% cho rằng lần cắt giảm lãi suất đầu tiên là trong nửa cuối năm 2023, trong khi 31% dự kiến cắt giảm vào nửa đầu năm 2024.
James Knightley, chuyên gia kinh tế quốc tế tại ING Financial Markets cho biết: “Lạm phát sẽ bắt đầu giảm nhanh từ tháng 3 tới khi giá nhà ở, ô tô đã qua sử dụng và giá xăng dầu có vẻ thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có thể mở ra cơ hội cho việc cắt giảm lãi suất quý II”.