Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell cho biết, cơ quan này giám sát chặt chẽ các tình huống của cuộc chiến thương mại và sẽ có hành động phù hợp để ứng phó với những rủi ro có thể gây ra cho nền kinh tế Mỹ.
Động thái của Fed khiến giới đầu tư kỳ vọng các công cụ đã được cơ quan này sử dụng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009 gồm việc giữ mức lãi suất sơ bản ở mức thấp (thậm chí gần bằng 0) và tung ra các gói QE kích thích nền kinh tế thông qua việc mua trái phiếu ồ ạt có thể được sử dụng như một động thái bảo vệ cho nền kinh tế Mỹ trước những rủi ro từ cuộc chiến thương mại trên toàn cầu.
Vệc Fed tăng giảm lãi suất cần được điều chỉnh phù hợp với thực tế của nền kinh tế Mỹ. Đảm bảo việc tăng lãi suất không diễn ra quá nhanh làm kìm hãm tăng trưởng quá mức cần thiết, hoặc quá chậm khiến nền kinh tế phát triển quá nóng kéo theo nguy cơ lạm phát, giá cả tăng cao.
Theo nhận định, nếu kinh tế Mỹ giảm tốc do ảnh hưởng từ việc áp đặt, trả đũa thuế quan từ các đối thủ thương mại của Mỹ, chắc chắn Fed sẽ cân nhắc cắt giảm lãi suất, không chỉ 1 mà thậm chí là 2 lần trong năm 2019.
“Chúng ta không biết các mâu thuẫn của cuộc chiến thương mại sẽ được giải quyết thế nào, các diễn biến đang được theo dõi nhưng sẽ có ứng phó thích hợp để duy trì tăng trưởng với thị trường việc lành mạnh và lạm phát gần chỉ tiêu 2%”, ông Jerome Powell cho biết trong tuyên bố mới nhất.
Tuyên bố của ông Jerome Powell được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi một quan chức cấp cao khác của Fed là ông James Bullard, Thống đốc Fed - Chi nhánh St. Louis cho rằng có thể sớm có cơ sở cho một đợt giảm lãi suất.
Trước đó, trong năm 2018, Fed đã 4 lần điều chỉnh tăng lãi suất bất chấp những chỉ trích từ Tổng thống Mỹ Donal Trump với lý do những đợt tăng lãi suất liên tục của Fed đã "kéo tụt nền kinh tế Mỹ".