Chốt phiên giao dịch ngày thứ Hai (20/9), chỉ số Dow Jones giảm 1,78%, chỉ số S&P 500 giảm 1,70% và chỉ số Nasdaq Composite giảm 2,19%.
Tuy nhiên, sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản có đòn bẩy tài chính cao chiếm hơn 28% nền kinh tế Trung Quốc không phải là vấn đề duy nhất đối với các thị trường chứng khoán vào thứ Hai (20/9).
Lo ngại về ảnh hưởng của biến thể Delta
Theo New York Times, Mỹ hiện có trung bình hơn 2.000 ca tử vong hàng ngày, nhiều nhất kể từ ngày 1/3 và gần như hoàn toàn là những người chưa được tiêm chủng.
Kế hoạch giảm dần chương trình mua tài sản của Fed
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ họp từ ngày 21/9 đến ngày 22/9 để đưa ra các dự báo kinh tế mới. Các nhà đầu tư đang đối mặt với viễn cảnh Fed sẽ thu hẹp lại các gói kích thích vốn là cơ sở đã nâng đỡ thị trường kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu ở Mỹ, ngay cả khi sự phục hồi kinh tế có vẻ không đồng đều.
Fed đã mua 80 tỷ USD trái phiếu Kho bạc và 40 tỷ USD chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp (MBS) mỗi tháng kể từ tháng 6/2020 để giữ lãi suất dài hạn ở mức thấp và thúc đẩy nhu cầu. Fed cho biết họ sẽ duy trì việc mua tài sản cho đến khi nền kinh tế đạt đến ngưỡng tiến bộ “đáng kể” về lạm phát và thị trường lao động, và câu hỏi mà thị trường đang cân nhắc là liệu đã đến lúc để giảm bớt chương trình mua tài sản đó hay chưa.
Các nhà đầu tư đang lo lắng về thời gian biểu của kế hoạch thu hẹp chương trình mua tài sản và cũng đang tìm kiếm bất kỳ tín hiệu nào về việc tăng lãi suất vào năm 2022.
Tháng 9 và tính thời vụ của thị trường chứng khoán
Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng việc định giá là cao và cơ hội kiếm tiền dễ dàng với chính sách tiền tệ nới lỏng từ Fed sẽ bị loại bỏ vào thời điểm tồi tệ nhất có thể. Theo yếu tố thời vụ, tháng 9 là một trong những tháng tồi tệ nhất đối với chứng khoán và các nhà đầu tư cho rằng thị trường có thể hoạt động đúng với mô hình đó.
Các chiến lược gia cho rằng thị trường đang phải chịu một đợt điều chỉnh đáng kể vì S&P 500 đã ghi nhận hơn 200 phiên giao dịch mà chưa xuất hiện mức điều chỉnh từ 5% trở lên so với mức đỉnh gần đây, khiến khoảng thời gian dao động hiện tại là dài nhất kể từ khoảng năm 2016 khi thị trường trải qua 404 phiên giao dịch mà không giảm ít nhất 5% từ mức đỉnh.
Lạm phát kéo dài
Lạm phát tiếp tục là vấn đề của thị trường chứng khoán và nền kinh tế nói chung. Dữ liệu gần đây cho thấy chi phí sinh hoạt của người Mỹ đã tăng trong tháng 8 với tốc độ chậm nhất trong bảy tháng và báo hiệu sự gia tăng lạm phát trong năm nay có thể đã lên đến đỉnh điểm, nhưng người Mỹ có lẽ sẽ không thoải mái với mức giá tăng cao này.
Lạm phát được định nghĩa là chi phí sinh hoạt tăng trên diện rộng với sức mua giảm dần. Không có gì lạ khi giá cả tăng và mức tăng khoảng 2% hàng năm thường được xem là phù hợp với một nền kinh tế lành mạnh. Tuy nhiên, mức tăng giá đã cao hơn sau cú sốc kinh tế ban đầu của đại dịch Covid-19.
Bên cạnh một đợt tăng giá đột biến ngắn do giá dầu gây ra vào năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng trong năm nay với tốc độ nhanh nhất trong ba thập kỷ. Một cuộc khảo sát mới của Cục Dự trữ Liên bang New York cho thấy người tiêu dùng kỳ vọng lạm phát sẽ ở mức trung bình 5,2% trong 12 tháng tới.
Tuy nhiên, nhà đầu tư và các giám đốc điều hành doanh nghiệp cho biết không rõ về thời gian của áp lực giá cả, bao gồm cả lạm phát tiền lương và mức độ có thể được đẩy vào giá bán cho khách hàng.
Trong khi đó, tiền lương đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ và các công ty muốn thuê thêm công nhân đang tăng lương vì họ không thể tìm thấy đủ ứng viên đủ tiêu chuẩn ở mức lương hiện có.
Bắt đáy?
Các nhà đầu tư đã trở nên quen với việc mua vào khi thị trường giảm mạnh. Tuy nhiên, động thái trong phiên giao dịch ngày 20/9 và giao dịch trong tuần qua cho thấy rằng các nhà đầu tư đang trở nên miễn cưỡng hơn trong việc mua các cổ phiếu đã giảm giá với kỳ vọng rằng giá trị cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng kỷ lục sau khi giảm nhẹ.