EU vẫn là đối tác mua dầu lớn nhất của Nga bất kể đã giảm sản lượng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) được công bố vào đầu tháng 10, Liên minh châu Âu (EU) vẫn là nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Nga trong tháng 9.
EU vẫn là đối tác mua dầu lớn nhất của Nga bất kể đã giảm sản lượng

Báo cáo cho thấy, từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine bắt đầu diễn ra cho đến cuối tháng 9, EU đã chi hơn 100 tỷ euro (97 tỷ USD) để nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, mặc dù việc EU nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga đã giảm 14% từ tháng 8 đến cuối tháng 9 và giảm 50% từ tháng 3 cho đến cuối tháng 9.

Bên cạnh đó, Trung Quốc là nước mua dầu lớn thứ hai của Nga, sau EU.

Sự sụt giảm một phần là do nguồn cung khí đốt tự nhiên giảm sau khi Gazprom tạm dừng vận chuyển khí đốt qua đường ống Nord Stream 1. EU cũng đã cấm nhập khẩu than từ Nga kể từ tháng 8. Động thái này nhằm cắt giảm doanh thu năng lượng của Nga vì năng lượng là trụ cột chính của nền kinh tế Nga, chiếm hơn 1/5 GDP của nước này.

CREA cho biết, một số quốc gia khác tiếp quản một số thị phần đã mất của EU tại Nga. Các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia đã tăng cường mua nhiên liệu của Nga, với lượng nhập khẩu tăng đáng kể kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra.

Trong khi lượng xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga giảm khoảng 1/3 kể từ cuối tháng 2, giá năng lượng cao đã thúc đẩy ngân sách của Điện Kremlin.

"Giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao khiến doanh thu hiện tại của Nga cao hơn nhiều so với các năm trước, bất chấp việc giảm khối lượng xuất khẩu của năm nay", CREA cho biết.

Giá hợp đồng tương lai dầu thô đã tăng khoảng 20% ​​tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay. Giá hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên châu Âu cũng đã tăng hơn gấp đôi trong cùng kỳ.

Tin bài liên quan