EU bơm 2.640 tỷ EUR “cấp cứu, hồi sức” nền kinh tế “cúm nặng” bởi Covid-19

0:00 / 0:00
0:00
Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được đồng thuận về gói kích thích phục hồi kinh tế kỷ lục 750 tỷ EUR sau những tranh cãi và bế tắc tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Brussels.
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP

Trước đó, đại diện các quốc gia thành viên EU hôm 17/7 đã bế tắc khi đàm phán về gói hỗ trợ kinh tế trên cùng kế hoạch ngân sách thời gian. Quan điểm của các thành viên EU chia rẽ sâu sắc khi đề cập đến việc phân bổ các nguồn tài trợ và nguồn vốn vay, giám sát các nguồn vốn đầu tư và gắn các khoản đầu tư đó với nền dân chủ của EU ra sao. Các tranh luận liên quan đến những vấn đề này biến Hội nghị thượng đỉnh EU lần này trở thành một trong những Hội nghị thượng đỉnh dài nhất lịch sử.

Phát biểu với báo giới sau ngày làm việc thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh EU, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết: “Chúng tôi đang bế tắc. Mọi chuyện rất phức tạp, phức tạp hơn dự đoán".

Đề xuất về gói hỗ trợ hồi phục kinh tế EU trị giá 750 tỷ EUR nhằm khắc phục những thiệt hại do cuộc khủng hoảng Covid-19, cải tổ nền kinh tế EU và định hình lại xã hội trên tinh thần đồng nhất, thích ứng và chuyển đổi. Tuy nhiên, đề xuất này đã vấp phải sự phản đối của các quốc gia thành viên với chủ trương tiết kiệm chi tiêu như Hà Lan, Áo, Thụy Điển và Đan Mạch.

Trước gói hỗ trợ kinh tế 750 tỷ EUR, EU đã phê chuẩn gói cứu trợ 540 tỷ EUR để kích thích tài chính ngắn hạn nhằm giảm sốc cho nền kinh tế trước tác động của đại dịch. Động thái này diễn ra sau khi từng chính phủ của các nước thành viên tuyên bố cứu nền kinh tế của mình trước cú sốc đại dịch.

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương châu Âu đang tiến hành mua vào trái phiếu theo Chương trình mua vào khẩn cấp thời Covid-19, với tổng giá trị lên tới 1.350 tỷ EUR.

Tổng cộng 3 gói kích thích này có giá trị lên tới 2.640 tỷ EUR.

Tin bài liên quan