Điều này đồng nghĩa với việc con số xuất khẩu dầu thô kỷ lục hơn 13,3 triệu thùng/ngày của tháng 12 sẽ không thể đạt được cho đến tháng 2/2025. Sản lượng xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã giảm xuống 12,6 triệu thùng trong tháng 1 do thời tiết khắc nghiệt làm đóng băng sản xuất.
EIA dự kiến trong tháng 2 rằng sản lượng sẽ phục hồi lên mức gần kỷ lục, trước khi giảm xuống trong thời gian còn lại của năm 2024. Trong năm nay, sản lượng dầu thô sẽ tăng lên 13,21 triệu thùng/ngày và sẽ tăng tốc trở lại vào năm 2025 ở mức 13,49 triệu thùng/ngày.
Dự báo này sẽ làm giảm đà sản xuất dầu thô của Mỹ. Vào năm 2023, Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất trong lịch sử, khi quốc gia này tăng cường sản xuất nhiều dầu thô để bù đắp cho nỗ lực cắt giảm nguồn cung toàn cầu của OPEC.
Ngoài ra, EIA ước tính sản lượng của OPEC+ sẽ đạt trung bình 36,4 triệu thùng/ngày vào năm 2024 và 37,2 triệu thùng/ngày vào năm 2025, thấp hơn mức trung bình 5 năm trước đại dịch là 40,2 triệu thùng/ngày. Bất chấp việc cắt giảm sản lượng từ OPEC+, EIA nhận thấy sản lượng toàn cầu sẽ vượt mức tiêu thụ vào giữa năm 2025, dẫn đến tồn kho tăng khi được hỗ trợ bởi nguồn cung từ các quốc gia ngoài OPEC.
Hiện tại, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đang tiếp tục dự đoán mức thâm hụt toàn cầu là 120.000 thùng/ngày vào năm 2024. Cơ quan này dự kiến giá dầu sẽ tăng khiêm tốn khi các cuộc căng thẳng ở Biển Đỏ tiếp tục làm tăng thêm tình trạng bất ổn. Giá dầu Brent có thể đạt mức trung bình 80 USD/thùng trong những tháng tới.
Trong khi đó, một số giảm áp lực về giá có thể đến từ sự gia tăng trong tồn kho dầu toàn cầu trong quý II năm nay.
Báo cáo của EIA cho biết: “Tuy nhiên, rủi ro gián đoạn nguồn cung đang diễn ra ở Trung Đông tạo ra khả năng giá dầu thô cao hơn dự báo của chúng tôi”.