ECB mua lại trái phiếu liệu có bong bóng nợ tiếp theo?

(ĐTCK) Câu hỏi quan trọng hiện tại ở châu Âu là khi nào Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ đẩy mạnh chương trình mua trái phiếu khẩn cấp để hỗ trợ nền kinh tế để tránh một đợt suy thoái sâu hơn.
ECB mua lại trái phiếu liệu có bong bóng nợ tiếp theo?

Với những quốc gia đang phụ thuộc vào vay nợ để tài trợ cho các chính sách kích thích kinh tế trong đại dịch, cuộc khủng hoảng tài chính sẽ thúc đẩy ECB phát hành thêm 850 tỷ euro (935 tỷ USD) trong năm nay, theo các nhà phân tích ABN Amro.

Theo đó, ECB dự kiến sẽ không mua lại tất cả các khoản nợ nhưng vai trò chính của ECB là giữ cho chi phí vay thấp để đảm bảo rằng cú sốc kinh tế hiện tại sẽ không biến thành khủng hoảng nợ gần như đã phá tan liên minh tiền tệ cách đây chưa đầy một thập kỷ.

ECB mua lại trái phiếu liệu có bong bóng nợ tiếp theo? ảnh 1

Biểu đồ khối lượng trái phiếu tích qua hàng năm mà ECB thực hiện

Chương trình mua lại trái phiếu trị giá 750 tỷ euro được đưa ra khi công cụ ưa thích của ECB trong việc chống lại khủng hoảng kinh tế sau giai đoạn chiến tranh tồi tệ nhất ở châu Âu. Hầu hết các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát trước cuộc họp chính sách tuần này, cho biết dự kiến ECB sẽ tăng thêm 500 tỷ euro vào cuối năm nay,.

James Athey, Giám đốc đầu tư Aberdeen Standard cho biết: “ECB đang giảm bớt một chút thời gian trong việc gia tăng thêm thanh khoản ra thị trường”.

Hội động quản trị của ngân hàng trung ương châu Âu vào ngày thứ Năm (30/4) đã quyết định giữ nguyên quy mô của chương trình và bên cạnh đó sẽ sử dụng các công cụ khác để tăng cường các khoản cho vay. Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết, rằng gói hỗ trợ này ECB có thể tăng lên và gia hạn qua năm 2020.

Thời điểm gói hỗ trợ có thể được kích hoạt?

Mặc dù nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn muốn mua những khoản nợ có tính an toàn cao như của Đức nhưng họ có thể yêu cầu mức lãi suất cao hơn đối với các quốc gia yếu hơn như Ý và Tây Ban Nha, đây cũng những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch.

Khoản chênh lệch này gọi là phần bù rủi ro vì nó được cộng thêm vào lãi suất cho vay cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, điều này có thể làm cho suy thoái kinh tế trở nên sâu hơn. Trong trường hợp tệ nhất, nó cũng có thể làm cho các khoản hoàn trả của chính phủ trở nên khó khăn.

Mặc dù vai trò chính của ECB là giữ ổn định về mặt giá cả nhưng ECB cũng xem xét đến việc giữ ổn định tiền tệ khi thị trường bước vào giai đoạn biến động mạnh và nhà đầu tư ưu tiên nắm giữ các tài sản có tính trú ẩn cao.

Chương trình mua lại khẩn cấp trong đại dịch (PEPP) được thiết kế nhằm duy trì mục tiêu đó của ECB vì nó không có những mặt hạn chế như trong các chương trình cũ trước đó.

Theo đó, chương trình này cho phép ECB mua lại trái phiếu của Ý – quốc gia có nợ rất nhiều ở châu Âu. Lợi suất trái phiếu đã giảm xuống khi chương trình bắt đầu vào tháng 3 và dấu hiệu cho thấy ECB đang tiến hành mua lại trái phiếu thành công. Tuy nhiên, xếp hạng tín nhiệm của Ý cũng bất ngờ bị hạ xuống.

ECB mua lại trái phiếu liệu có bong bóng nợ tiếp theo? ảnh 2

Biểu đồ lợi tức trái phiếu Ý

Lagarde vào thứ Năm đã gọi chương trình PEPP là công cụ tốt nhất ở thời điển hiện tại, nhà kinh tế trưởng Philip Lane, người viết các đề xuất chính sách với Hội đồng quản trị của Ngân Hàng Trung ương Châu Âu cũng đồng quan điểm trên.

Philip Lane cho biết: “Quy mô tổng thể của chương trình PEPP là nhân tố quan trọng quyết định diễn biến đường cong lợi suất phi rủi ro, trong khi tính linh hoạt của chương trình PEPP cho phép ECB đóng vai trò ổn định thị trường và thực hiện chính sách tiền tệ một cách hiệu quả.

“Đối với tôi, điều đó chỉ là vấn đề thời gian bởi vì sự hỗ trợ sẽ cần thiết lâu hơn. Họ sẽ cần tăng gấp đôi tốc độ hỗ trợ nền kinh tế, đến tháng 6 họ sẽ phải gia hạn chương trình PEPP vào năm tới”, Frederik Ducrozet, chiến lược gia tại Pictet Asset Management.

“Sự suy giảm mạnh về triển vọng kinh tế và thâm hụt tài khóa sẽ buộc ECB tiếp tục phải mở rộng chính sách kích cầu, một động thái có thể sẽ diễn ra vào tháng 6”, theo chuyên gia kinh tế của Bloomberg.

Theo các đề xuất cho loại trái phiếu được phát hành chung, một loại trái phiếu mà ECB coi là một lựa chọn rẻ hơn so với nợ quốc gia của từng thành viên vì đây là tài sản an toàn hơn, tuy nhiên việc này cũng bị các nước có tình hình tài chính vững hơn như Đức, Hà Lan và Áo phản đối vì sợ rằng họ sẽ phải gánh thêm nợ cho quốc gia khác.

Kịch bản xấu nhất của ECB là chứng kiến nền kinh tế khu vực thu hẹp tới 12% trong năm nay và chưa thể hồi phục lại giống như trước khi có dịch vào cuối năm 2022. Điều đó cho thấy sự phục hồi chậm chạp và kéo dài của nền kinh tế khu vực.

“Những có sốc kinh tế và nhu cầu vốn lớn để khởi động lại nền kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều so với những gì ECB dự đoán trước đó. ECB dự đoán kế hoạch phát hành thêm 1,5 nghìn tỷ Euro và tiếp tục thực hiện tới năm 2021, phản ứng của chính phủ Châu Âu vẫn còn thiếu và chưa thích hợp ở thời điểm hiện tại”, theo các nhà kinh tế tại Bank of America.

Tin bài liên quan