Ngành đường sắt đã có nhiều chuyển biến tích cực

Ngành đường sắt đã có nhiều chuyển biến tích cực

Đường đi ở dưới chân mình

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK)  Năm 2023 nhiều thách thức, nhưng ở không ít doanh nghiệp lại có sự thay đổi và hứa hẹn sẽ tiếp tục bứt phá trong năm Rồng, với cách làm mới, tuy duy mới.

1. Tổng công ty Công trình Đường sắt Việt Nam (mã RCC) đã nộp hồ sơ xin chuyển sàn từ UPCoM sang HOSE với nhiều kỳ vọng cho một giai đoạn chuyển mình. Giá trị hợp đồng thi công xây lắp mà RCC ký được trong năm qua đạt trên 1.000 tỷ đồng, người lao động có công ăn việc làm, doanh nghiệp có lãi. Đặc biệt, nhìn thấy định hướng đầu tư cho hạ tầng đường sắt của Việt Nam, đã có nhà đầu tư nước ngoài quan tâm muốn bỏ vốn vào doanh nghiệp. Bức tranh lớn hơn của ngành đường sắt cũng có những chuyển biến tích cực. Năm 2023, Tổng công ty đạt doanh thu hợp nhất 8.503,8 tỷ đồng, đạt 101,7% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế 94,8 tỷ đồng (năm 2022 lỗ 111,9 tỷ đồng), đạt 115% kế hoạch; thu nhập bình quân người lao động là 9,5 triệu đồng/người/tháng, bằng 105,2% so với năm 2022.

Ngành đường sắt đã có nhiều chuyển biến tích cực, mạnh dạn triển khai các giải pháp đổi mới, sáng tạo, như ra mắt đoàn tàu chất lượng cao Hà Nội - Đà Nẵng, đưa vào khai thác phòng đợi VIP, ga Hà Nội, Hải Phòng còn cung cấp dịch vụ cho du khách ngay khi đến hoặc xuống ga có thể thuê xe máy để đi tham quan, đưa dịch vụ tổ chức lễ cưới cho khách hàng trên tàu, khai trương cà phê hỏa xa tại ga Long Biên...

“Cũng ngần ấy tài sản, cũng ngần ấy con người, cơ chế chính sách chưa thay đổi nhiều, nhưng với cách làm mới, tư duy mới, cơ cấu lại nguồn vốn, quản trị, con người, lãnh đạo..., thì chất lượng, hiệu quả, ý thức con người có thay đổi, từ lỗ chuyển sang lãi”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận xét tại Hội nghị tổng kết của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Bước sang năm 2024, khó khăn còn rất lớn khi ngành phải đối mặt với nhiều hạn chế như mức độ cơ giới hóa chưa cao, kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, đầu máy, toa xe hiện tại chưa có khả năng đáp ứng nếu nâng cao tốc độ chạy tàu trên 100 km/h… Nhưng với một loạt yêu cầu và định hướng thúc đẩy đầu tư công trong ngành đường sắt, cũng như những dự án lớn phía trước, sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành.

Năm 2024, ABBANK sẽ đầu tư hàng loạt dự án quan trọng nhắm vào mục tiêu chuyển đổi toàn bộ hệ thống

Năm 2024, ABBANK sẽ đầu tư hàng loạt dự án quan trọng nhắm vào mục tiêu chuyển đổi toàn bộ hệ thống

2. Những ngày cuối năm Quý Mão, 12 dây chuyền ván sàn SPC của NEO Floor, doanh nghiệp thuộc Pha Lê Group (mã PLP), chạy hết công suất để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao, đặc biệt là tới thị trường Mỹ. Công ty đã đầu tư 8 dây chuyền với công suất 8 triệu m2/năm từ năm 2021 và hoàn thành kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất lên 14 triệu m2/năm tại Việt Nam vào tháng 10/2023.

Nhà máy NEO Floor đi vào hoạt động từ cuối năm 2021, với nhiều thách thức từ bối cảnh kinh tế và thương mại quốc tế, sản lượng bán hàng SPC của NEO Floor năm 2022 đạt 2 triệu m2. Bước sang năm 2023, với sự chủ động và linh hoạt thích ứng với thị trường, sản lượng bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2023 đã đạt hơn 3 triệu m2. Kết quả kinh doanh của NEO Floor cũng cải thiện đáng kể khi doanh thu bán niên 2023 đạt 765 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 350% so với năm 2022. Tiếp đà tăng trưởng tiềm năng từ thị trường, doanh nghiệp đã bổ sung thêm 6 dây chuyền sản xuất, tăng công suất nhà máy và tiêu thụ sản phẩm. Ước cả năm 2023, tổng doanh thu của Công ty đạt 1.450 tỷ đồng.

Với nhiều ưu điểm vượt trội, giá trị xuất khẩu ván sàn SPC của Việt Nam sang thị trường Mỹ gia tăng hàng năm. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2022, giá trị xuất khẩu loại sàn này từ Việt Nam sang Mỹ đạt 939 triệu USD, chiếm 17% giá trị tiêu thụ toàn thị trường, còn sản lượng xuất khẩu đạt 125 triệu m2, chiếm 28,7% sản lượng tiêu thụ tại Mỹ.

Sau Trung Quốc, Việt Nam chiếm vị trí thứ hai trong các nhà xuất khẩu ván sàn SPC sang thị trường Mỹ. Từ năm 2019 đến nay, thị phần của Việt Nam đã tăng từ 1% lên 4%, theo số liệu từ US Trade.

Với riêng NEO Floor, doanh nghiệp liên tục chào đón các tập đoàn lớn từ Mỹ và châu Âu đến khảo sát, đàm phán đơn hàng kể từ tháng 4/2023.

Nhiều nhà phân phối Mỹ đang có xu hướng dịch chuyển, cân nhắc việc mua hàng từ các nhà sản xuất uy tín bên ngoài Trung Quốc. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp như NEO Floor bứt phá. Đây cũng là một trong những lý do Công ty có kế hoạch tiếp tục mở rộng thêm dây chuyền sản xuất.

Theo ông Mai Thanh Phương, Chủ tịch Pha Lê Group, sản xuất công nghiệp đòi hỏi quy mô đủ lớn để có vị thế trong đàm phán với các nhà phân phối và giảm chi phí đầu vào.

3. Ở khối ngân hàng, cuộc rượt đuổi đang ngày càng quyết liệt khiến cho ai đứng yên có nghĩa là tụt hậu. Vào những ngày cuối năm Quý Mão, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (mã MSB) công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận trước thuế 5.830 tỷ đồng, chỉ tăng 1% so với năm liền trước. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, khách hàng của ngân hàng khó khăn, có lẽ đây là một nỗ lực lớn. Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của MSB đạt hơn 267.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022. Tăng trưởng tín dụng đạt 22,43% thuộc nhóm cao nhất ngành. Trong đó, cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng 12,2%.

Tổng tiền gửi tại ngày 31/12/2023 là trên 132.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 97.200 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ; tiền gửi từ khách hàng cá nhân luôn ở mức cao, đạt xấp xỉ 76.000 tỷ đồng trong năm 2023, chiếm 57% tổng danh mục, tăng 26% so với cùng kỳ; số dư CASA chiếm 26,54% tổng huy động vốn.

Trong cơ cấu nguồn thu, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của MSB năm 2023 đạt xấp xỉ 12.300 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2022 với thu nhập lãi thuần và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ đều tăng trưởng. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt 9.200 tỷ đồng, tăng 10% so với năm liền trước. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 44%, đạt gần 1.600 tỷ đồng. Lãi thuần mảng kinh doanh ngoại hối tăng 7%, đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Bước sang năm 2024, cạnh tranh quyết liệt hơn sẽ buộc các ngân hàng phải tập trung cho mảng dịch vụ và chuyển đổi số để gia tăng lượng khách hàng cá nhân. Đây cũng là định hướng chiến lược của ABBANK.

Ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ABBANK cho biết, Ngân hàng đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để tìm một lối ra chắc chắn hơn, đáp ứng nhu cầu cổ đông tốt hơn và phục vụ khách hàng tốt hơn nữa. Trong đó, phương án mạnh mẽ nhất là tái cơ cấu bộ máy và bổ sung nguồn nhân sự chất lượng, cải tổ phương pháp vận hành và đầu tư hàng loạt dự án quan trọng nhắm vào mục tiêu chuyển đổi toàn bộ hệ thống. Dự án Omni - Channels được kỳ vọng sẽ tạo sự đột phá cho ABBANK trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính số cho khách hàng.

Trong năm 2024, ABBANK sẽ tiếp tục theo đuổi kế hoạch chuyển sàn sang HOSE, tích lũy từ lợi nhuận hàng năm để tăng vốn chủ sở hữu, cũng như phát hành cổ phiếu tăng vốn mới khi cần thiết để đạt quy mô mong muốn. Đích đến chính là việc đưa ABBANK trở thành một tổ chức thực sự tạo giá trị cho xã hội, mang lại sự tiện lợi và an toàn cho khách hàng, lợi ích cho cổ đông.

Tin bài liên quan