Đừng hoảng sợ: Credit Suisse không phải là Lehman Brothers tiếp theo

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Không có gì ngạc nhiên khi các chuyên gia và giới đầu tư hiện đang dành rất nhiều thời gian để so sánh tình trạng thị trường tài chính hiện tại với những năm 2008, khi sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Đừng hoảng sợ: Credit Suisse không phải là Lehman Brothers tiếp theo

Nhờ vô số bài báo, tài liệu nghiên cứu và sách, thậm chí cả những bộ phim như The Big Short, các sự kiện của năm 2008 đã ghi sâu vào bộ não của hầu hết mọi người đến mức chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những điểm tương đồng: nợ nần chồng chất trong nền kinh tế toàn cầu; những cú sốc bất ngờ xảy ra ở những khu vực bất ngờ, những sự kiện chưa được khám phá của thị trường như chúng ta đã thấy trên thị trường trái phiếu Anh tuần trước và giá nhà tăng đột ngột.

Tất nhiên, tình trạng thị trường hiện tại có sự khác biệt so với năm 2008. Một số khác biệt này là tích cực, chẳng hạn như các quy tắc được đưa ra xung quanh bộ đệm vốn mà các ngân hàng lớn nhất thế giới phải nắm giữ. Tuy nhiên, cũng có một số trong số đó là tiêu cực, chẳng hạn như cách mạng xã hội có thể biến tin đồn thành sự thật, hoặc một cái gì đó tương tự như vậy.

Credit Suisse là một trường hợp ở cả hai điểm tích cực và tiêu cực nêu trên.

Ulrich Koerner, Giám đốc điều hành Credit Suisse đã hứa với thị trường rằng, ông sẽ công bố một chiến lược tái cấu trúc vào ngày 27/10, chiến lược có khả năng liên quan đến việc bán tài sản, cắt giảm việc làm ở quy mô lớn và theo Công ty phân tích KBW của Đức, việc huy động vốn của lên tới 4 tỷ USD sẽ làm pha loãng tài sản của các cổ đông dài hạn.

Nhưng trong một bản ghi nhớ được công bố vào ngày 30/9, ông Koerner đảm bảo với nhân viên rằng, ngân hàng có “nền tảng vốn và vị thế thanh khoản mạnh” - một phần là do những khung khổ Basel III được áp dụng để đảm bảo các ngân hàng có thể sống sót sau những cú sốc mà chúng ta đã thấy trong năm 2008. Tuy nhiên, bản ghi nhớ cũng nói rằng Credit Suisse đang đối mặt với một "thời điểm quan trọng".

Khi các báo cáo về bản ghi nhớ bị rò rỉ trên khắp các thị trường vào ngày 30/9, cụm từ này đã trở thành bằng chứng trên mạng xã hội và phương tiện truyền thông rằng, Credit Suisse đang gặp rắc rối nghiêm trọng và có thể trở thành cuộc khủng hoảng như Lehman Brothers.

Mọi thứ leo thang từ đó. Vào tối thứ Bảy (1/10), nhà báo David Taylor của ABC đã tweet: “Nguồn đáng tin cậy nói với tôi rằng, một ngân hàng đầu tư quốc tế lớn đang trên bờ vực”.

Dòng tweet này nhận được hơn 2.000 phản hồi, hơn 6.000 lượt retweet và hơn 27.000 lượt thích, không chỉ lan truyền như cháy rừng, mà còn trải qua một sự thay đổi kỳ diệu.

Trong khi tài khoản của David Taylor nói rõ rằng các tweet của anh ấy là cá nhân, thì tài khoản của một ấn phẩm có tên là Investor.com đã tweet rằng chính tờ ABC của Úc đã cho biết, một ngân hàng đầu tư lớn đang trên bờ vực. Nó không liên kết đến một bài viết về điều này, vì không có bài báo nào như thế tồn tại trên trang web của ABC. Tuy nhiên, dòng tweet đó của Investor.com đã trở thành bằng chứng và thị trường trở nên hỗn loạn vì điều này.

“Trên bờ vực” có nghĩa là gì hoặc liệu Credit Suisse có gần với nó hay không vẫn chưa rõ ràng chính xác.

Boaz Weinstein, ông trùm đầu cơ và là người sáng lập Saba Capital Management cũng cho rằng, câu chuyện Credit Suisse là Lehman tiếp theo đang bị thổi phồng quá mức. Credit Suisse đã thử thách rủi ro và hiện ngân hàng có một trong những bảng cân đối kế toán an toàn nhất trên thị trường. Ngân hàng này cũng đã bị giám sát chặt chẽ trong hai năm qua và ông cũng tuyên bố rằng, Lehman tiếp theo là điều hoàn toàn vô nghĩa đối với những người không hiểu gì về phân tích tài chính.

Nhưng điều chắc chắn là giá cổ phiếu của Credit Suisse đang thành thảm hoạ và các giao dịch hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS) mà các nhà đầu tư mua để bảo vệ mình khỏi tình trạng vỡ nợ đối với trái phiếu Credit Suisse đã tăng lên mức gần kỷ lục khoảng 250 điểm cơ bản. Chắc chắn ông Koerner có một nhiệm vụ lớn ở phía trước là đưa ra một kế hoạch xoay chuyển đáng tin cậy.

Bloomberg đã đưa tin rằng, như các báo cáo cho thấy Credit Suisse đã nói với các chủ nợ, khách hàng và cơ quan quản lý trong những ngày gần đây thì tỷ lệ vốn chủ chốt của ngân hàng là 13,5% và điều này cho thấy bảng cân đối kế toán của ngân hàng vẫn ổn định.

Điều này không có nghĩa là Credit Suisse không phải đối mặt với một con đường dài để phục hồi, điển hình những cuộc đấu tranh tại Deutsche Bank trong sáu năm qua cho thấy những thay đổi này có thể kéo dài và khó khăn như thế nào. Và lãi suất tăng và sự mong manh của thị trường rõ ràng sẽ không giúp ích được gì.

Nhưng, điều rõ ràng là Credit Suisse cũng phải điều hướng một loại cocktail độc hại gây ra nỗi sợ hãi phi thường trên thị trường toàn cầu và những suy đoán không thể chối cãi rằng mạng xã hội có thể đóng một vai trò lớn hơn trong cuộc khủng hoảng này so với những lần trước.

Tin bài liên quan