Đụng độ nhầm Vua của loài rắn, con rắn chuột nhận cái kết thảm khốc

Đụng độ nhầm Vua của loài rắn, con rắn chuột nhận cái kết thảm khốc

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Dù là cùng đông loại với nhau, tuy nhiên thịt các loài rắn lại là món ăn khoái khẩu của rắn hổ mang chúa.

Rắn hổ mang chúa không phải là loài rắn trườn nhanh nhất, không phải loài mạnh nhất và càng không phải là loài có nọc độc nhất, tuy nhiên nó vẫn được người đời xem là vua của các loài rắn. Hơn thế nữa, ở nhiều nền văn hóa người ta còn tôn sùng loài rắn hổ mang chúa, điển hình như Ấn Độ.

Theo các chuyên gia về rắn, sở dĩ rắn hổ mang chúa được gọi là vua bởi vì nó không đặc biệt mạnh ở lĩnh vực cơ bắp, sức mạnh nhưng bù lại nó được trời phú cho sự thông minh, nhanh nhạy, phong thái uy nghiêm và khả năng miễn dịch nọc độc của mình.

Một con rắn hổ mang chúa trưởng thành có chiều dài khoảng 3 - 4 m, cá biệt có những trường hợp dài đến 7 m, do đó nó cũng chiếm luôn danh hiệu là loài rắn độc dài nhất thế giới.

Thần thái uy nghi của rắn hổ mang chúa - Vua của các loài rắn.

Thần thái uy nghi của rắn hổ mang chúa - Vua của các loài rắn.

Chúng còn nổi tiếng là những kẻ "sát thủ" đặc biệt hung dữ, thường xuyên săn tìm đến những đồng loại của mình, kể cả những loài rắn độc cực kỳ nguy hiểm như rắn Mamba đen, rắn đuôi chuông cũng là nạn nhân, nhờ vào cơ chế kháng độc tuyệt vời của rắn hổ mang chúa. Kinh khủng hơn, chúng còn ăn thịt những con rắn hổ mang chúa khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.

Trong đoạn video dưới đây, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một vụ săn bắt điển hình của rắn hổ mang chúa với nạn nhân là một con rắn chuột.

Theo đó, con rắn hổ mang chúa đang rình mồi ở trên cây thì phát hiện ra một con rắn chuột bén mảng đến lãnh địa của mình. Là một kẻ săn mồi đáng sợ của tự nhiên, hổ mang chúa có khả năng phát hiện con mồi từ khoảng cách hơn 300 m nhờ vào tầm nhìn tuyệt vời trời phú.

Clip nguồn: National Geographic.

Dáng vẻ của một kẻ "sát nhân bệnh hoạn" khi ve vẩy chiếc lưỡi nhạy cảm của mình giúp cho nó cảm nhận và định vị được mục tiêu đang đến gần. Sau đó bằng động tác dứt khoát, con hổ mang chúa cắm phập những chiếc răng có chứa độc tố cực cao vào người con rắn chuột.

Khi bơm vào cơ thể con mồi, nọc độc của rắn hổ mang chúa sẽ tấn công thẳng tới hệ thần kinh trung ương, gây mờ mắt, đau nhức, buồn ngủ, chóng mặt và tê liệt thần kinh.

Con rắn chuột cố gắng giãy dụa, phản công bằng cách cắn ngược vào người kẻ săn mồi. Tuy nhiên, rắn chuột quá nhỏ bé và nó còn không có nọc độc nên chỉ sau một vài phút, con rắn đáng thương đã bị hổ mang chúa hạ gục.

Công việc còn lại của vị vua rắn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, tất cả những gì nó cần phải làm bây giờ chỉ là nuốt trọn con mồi và tận hưởng cảm giác chiến thắng.

Tin bài liên quan